Đầu tư gì năm 2018

      293
(TBTCVN) - Chứng khoán và bất động sản là hai kênh đầu tư được đánh giá là có mức sinh lời tốt nhất trong năm 2017. Nhưng với năm 2018 thì kênh đầu tư nào có thể sẽ “tỏa sáng” và nên bỏ tiền vào đâu để có sự an toàn?Bạn đang xem: Kênh Đầu tư gì năm 2018, năm 2019, nên Đầu tư gì Để sinh lời cao

Bạn đang xem: Đầu tư gì năm 2018

*

Xem thêm: Cho Thuê Căn Hộ Vũng Tàu - Nơi Nghỉ Dưỡng Cho Thuê Và Nhà Tại Vũng Tàu

Trong câu chuyện trao đổi với chúng tôi, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đã hé mở những câu trả lời không dễ dàng này và cũng dành những lời khuyên thú vị cho các nhà đầu tư nói chung và các quý bạn đọc của Thời báo Tài chính Việt Nam nói riêng. 

* PV: Thưa ông, nhìn lại năm 2017, ông đánh giá thế nào về mức sinh lời từ các kênh đầu tư như bất động sản, vàng, chứng khoán, ngoại tệ?

- TS. Nguyễn Trí Hiếu: Trong năm 2017, nếu tính các kênh đầu tư truyền thống là tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ, vàng, bất động sản và chứng khoán, thì trong 5 kênh này, 2 kênh có lẽ nổi bật nhất là chứng khoán và bất động sản (BĐS). Thị trường chứng khoán (TTCK) đã có sức bật rất mạnh trong năm 2017, tăng trưởng khoảng 50% và đến đầu năm 2018, VN-Index đã lên đến trên 1.000 điểm. Đây là điều đáng mừng, nhưng cũng rất ngạc nhiên dưới con mắt của giới chuyên gia chúng tôi.

Chứng khoán tăng mạnh như vậy một phần là do chuyển biến tích cực của nền kinh tế, với sự tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu 6,7%, toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế đặt ra đều hoàn thành; dự trữ ngoại hối quốc gia tăng, đạt 54,5 tỷ USD, từ đó đã kéo theo TTCK bùng nổ.

Một yếu tố nữa, đó là khối ngoại đã đổ tiền rất mạnh vào TTCK Việt Nam trong năm 2017, trở thành động lực thúc đẩy thị trường tăng trưởng. Bên cạnh đó, sự cải tổ nền kinh tế, tiết giảm thủ tục hành chính, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài… của Chính phủ cũng đã tác động tích cực đến TTCK. Ngoài ra, các thị trường chứng khoán toàn cầu cũng có sự hứng khởi trong năm 2017, từ đó ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của các nhà đầu tư ở Việt Nam.

Kênh thứ hai cũng có sự tăng trưởng tốt là kênh BĐS, nhất là tại TP. Hồ Chí Minh, thị trường BĐS sôi động và đặc biệt là ở phân khúc thị trường đất nền. Đây là kênh có sự tăng trưởng và phát triển tốt trong năm 2017.

Trong 3 kênh còn lại, có lẽ kênh được mọi người quan tâm nhất là tiền gửi ngân hàng. Trên quan điểm tài chính thì đây không phải là đầu tư, mà người có tiền cho ngân hàng vay để lấy lãi và không sợ mất vốn. Nhưng với nhiều người thì vẫn xem đây là một kênh đầu tư. Kênh ngoại tệ và vàng có sự ổn định trong năm 2017 và nếu tính giá thị trường thì thậm chí còn giảm đôi chút. Do đó, đây là hai kênh đầu tư được xem là kém hấp dẫn nhất.

* PV: Một hoạt động đầu tư mặc dù không được pháp luật Việt Nam thừa nhận, nhưng lại thu hút rất mạnh sự quan tâm của giới đầu tư trong năm 2017, đó là đầu tư vào đồng tiền ảo Bitcoin. Ông nhìn nhận thế nào về hoạt động đầu tư này?

 


*

 

TS. Nguyễn Trí Hiếu

- TS. Nguyễn Trí Hiếu: Đây là một hiện tượng tài chính mà có lẽ làm ngạc nhiên tất cả mọi người trên thế giới. Đồng bitcoin được xây dựng cách đây khoảng độ 10 năm. Chúng ta quen gọi là đồng tiền ảo, nhưng bây giờ đã không còn là đồng tiền ảo nữa. Chỉ ảo theo nghĩa về hình thể vật chất, còn bản thân nó vẫn có giá trị thị trường.

Đồng bitcoin đã tăng gấp khoảng 15 lần trong năm 2017, từ giá trị 1.000 USD thời điểm đầu năm, rồi lên đến 15.000 USD và thậm chí có lúc lên đến 20.000 USD, sau đó xuống lại còn 15.000 USD. Với một đồng tiền có giá trị tăng như thế thì nếu xem nó là kênh đầu tư thì đây có lẽ là kênh đầu tư sinh lời khủng khiếp nhất trong tất cả các kênh đầu tư. Trên toàn thế giới, tổng giá trị vốn hóa của đồng bitcoin đã lên đến 233 tỷ USD trong năm 2017. Thế nhưng đây cũng là hoạt động đầu tư được cho là rủi ro nhất.

* PV: Theo ông, trong năm 2018, những kênh đầu tư nào dự báo sẽ có khả năng giúp nhà đầu tư thu lợi tốt nhất?

- TS. Nguyễn Trí Hiếu: Một nhà đầu tư trước hết cần xác định mục tiêu đầu tư của mình. Về đầu tư có 3 mục tiêu chính: An toàn, lợi nhuận và thanh khoản. Với 3 mục tiêu này, có thể đặt mục tiêu ưu tiên tùy thuộc vào mỗi người, chẳng hạn như người có tuổi thì yếu tố an toàn là quan trọng nhất.

Còn những người trẻ thì yếu tố an toàn có thể xếp sau yếu tố sinh lời, có thể tìm những kênh đầu tư như bitcoin, có thể thành tỷ phú sau một đêm, còn nếu mất thì cũng có đủ thời gian để phục hồi.

Nhưng cũng có những người yếu tố an toàn hay sinh lời không bằng yếu tố thanh khoản. Họ có nhu cầu sử dụng đồng vốn được quay vòng nhanh. Do đó, tùy theo mục tiêu an toàn, sinh lời hay thanh khoản mà nên lựa chọn kênh đầu tư đáp ứng kỳ vọng nhất.

Về gửi tiết kiệm thì an toàn và thanh khoản tốt, nhưng tính sinh lời không cao. Mặc dù vậy đây có thể vẫn là kênh đang thu hút nhiều người Việt Nam.

* PV: Ông đánh giá và có lời khuyên gì cho các nhà đầu tư trong năm 2018 đối với kênh đầu tư chứng khoán và đầu tư vào đồng tiền ảo?

- TS. Nguyễn Trí Hiếu: Kênh chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2018, tuy nhiên có một số rủi ro cần lưu ý. Thứ nhất, chứng khoán là thị trường được tác động bởi quan hệ cung và cầu. Mà cung cầu ở đây phần lớn là nằm trên thị trường thứ cấp chứ không phải thị trường sơ cấp. Ở thị trường sơ cấp, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thì số tiền đó về doanh nghiệp, nhưng sau đó được trao đổi, mua bán trên thị trường thứ cấp. VNIndex tăng lên là do thị trường thứ cấp chứ không phải thị trường sơ cấp. Tức là tiền trên thị trường thứ cấp không đi vào sản xuất. Do vậy, khi thị trường phấn khởi quá cũng sinh ra rủi ro, vì có thể đến lúc nào đó, thị trường đi xuống, thanh khoản kém thì cũng chịu rủi ro.

Thứ hai, TTCK đang phụ thuộc rất nhiều vào khối ngoại. Đây là yếu tố mà các NĐT cần phải quan tâm, bởi họ đến thì họ cũng có thể đi, tùy thuộc vào tình hình lợi nhuận của họ. Họ có thể rút ra nhanh chóng và điều này đã xảy ra vào cuối năm 2016, khi mà hàng triệu USD rút ra khỏi TTCK, thị trường đã lao dốc rất nhanh. Đó là rủi ro rất cần được tính đến.

Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam cũng bị tác động bởi TTCK thế giới. Trong khi đó, những điểm nóng khủng hoảng về chính trị và quân sự tại nhiều vùng trên thế giới vẫn có khả năng xảy ra và tác động đến TTCK. Chẳng hạn như tại bán đảo Triều Tiên, nếu xảy ra chiến tranh thì TTCK thế giới sẽ lao dốc rất nhanh. Hay ở Trung Đông – nhất là ở Iran, vấn đề brexit ở châu Âu, cũng như khủng hoảng kinh tế ở Nam Mỹ (Venezuela, Brazil…). Những “điểm nóng” đó có thể tạo nên cú sốc trên thị trường tài chính và nó ảnh hưởng tới TTCK. Đó là rủi ro tiềm ẩn cho TTCK 2018.

Còn đối với bitcoin, kênh đầu tư này là kênh đầy rủi ro. Trước tiên là về mặt pháp lý. Tại Việt Nam, cách đây 3 năm thì NHNN không công nhận đồng bitcoin như là một phương tiện thanh toán quốc gia. Còn bắt đầu từ đầu năm 2018 thì người nào dùng đồng bitcoin để thanh toán hàng hóa dịch vụ có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

Còn về mặt thị trường, đồng bitcoin là đồng có tính bảo mật rất cao. Tuy nhiên với nhiều người, họ đang mua bán nó qua các sàn giao dịch. Nếu sàn đóng cửa hoặc chủ sàn có ý định xấu thì coi như mất hết. Đó là rủi ro về thị trường.

Trong khi các đồng tiền khác dựa trên khả năng tài chính của một quốc gia, được bảo vệ bởi nền kinh tế với GDP của quốc gia đó, thì đồng bitcoin không có cái gì đứng sau để bảo vệ. Nó chỉ như một hàng hóa mà người bán và người mua chấp nhận với nhau. Giá được đẩy lên là do nguồn cầu quá lớn, trong khi cung thì lại hạn chế, chứ không dựa trên bất cứ cơ sở kinh tế gì cả.

Do đó, đối với kênh này, nếu là một nhà đầu tư mạo hiểm, có số tiền lớn thì có thể xem xét. Tuy nhiên, lời khuyên của tôi là không nên đầu tư quá 30% số tiền vốn của mình, bởi nếu thua vẫn còn phần còn lại của vốn đầu tư, còn nếu thắng thì với 30% cũng đáng kể. Nguyên tắc thứ hai, không bao giờ lấy thu nhập thường xuyên của mình để đầu tư, bởi thu nhập đó là để chi phí cho cuộc sống của bản thân và gia đình.