Dấu chữ ký có giá trị pháp lý không

      541
Văn bản pháp luật Dịch vụ pháp lý Doanh nghiệp Giấy phép con Đầu tư Thuế - Kế toán Nhà đất Sở hữu trí tuệ Hôn nhân gia đình Tư vấn giải đáp Biểu mẫu Tin tức & sự kiện
*

Con dấu chữ ký(hay chữ ký khắc dấu) là con dấu chứa thông tin chữ ký của người sở hữu con dấu. Hiện nay, việc sử dụng con dấu chữ ký khá phổ biến trong các văn bản nội bộ, hợp đồng, chứng từ,… Đặc biệt, những người giữ chức vụ như giám đốc, trưởng phòng, kế toán trưởng rất thường xuyên sử dụng con dấu chữ ký bởi ký trực tiếp quá nhiều văn bản hoặc trong những trường hợp đi công tác thường xuyên thì rất bất tiện. Trong những trường hợp này, việc sử dụng con dấu chữ ký được xem là một biện pháp tối ưu. Vậy chữ ký khắc dấu có giá trị pháp lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Thực tế, con dấu chữ ký không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu; đồng thời không có bất cứ một cơ quan nào quản lý chữ ký được khắc lên con dấu và cũng không có văn bản pháp luật nào quy định được hay không được phép sử dụng chữ ký khắc dấu.

Bạn đang xem: Dấu chữ ký có giá trị pháp lý không

Loại chữ ký này chỉ đơn giản dùng cho thuận tiện và tiết kiệm thời gian chứ không hề có giá trị pháp lý nên rất rủi ro khi sử dụng. Chữ ký khắc dấu chỉ nên dùng đóng vào những văn bản nội bộ, thông thường bởi nó không có giá trị pháp lý. Khi làm việc với các cơ quan nhà nước, chúng ta chắc chắn không thể sử dụng con dấu chữ ký.

Đối với những trường hợp như ký tên lên hóa đơn khi sếp đi công tác thì sếp phải lập văn bản ủy quyền cho người khác ký thay và đóng dấu treo của tổ chức vào hóa đơn và ghi rõ họ tên của mình vào hóa đơn (khoản d Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC). Tuyệt đối không nên sử dụng chữ ký khắc dấu để đóng một cách bừa bãi.

Xem thêm: Tải Game Miễn Phí Trò Chơi Hay Cho Máy Tính Windows, Pc, Game Miễn Phí

Con dấu chữ ký không được pháp luật công nhận và về nguyên tắc, mọi chữ ký đều phải là chữ ký tươi – chữ ký trực tiếp của chính người ghi tên bên dưới chữ ký. Còn con dấu chữ ký chỉ là sự mô phỏng chữ ký thật và không được đăng ký hay công nhận ở bất cứ một cơ quan có thẩm quyền nào..

Do không có văn bản pháp luật nào khẳng định cho phép hay không cho phép sử dụng dấu chữ ký nên cũng không đặt ra vấn đề sử dụng có hợp pháp hay không hợp pháp, tức việc sử dụng dấu chữ ký là tự do. Đối với trường hợp con dấu chữ ký thuộc sở hữu của người đại diện pháp luật của công ty. Người đại diện pháp luật đồng thời có nghĩa vụ quản lý và sử dụng con dấu của công ty cho các giao dịch của công ty. Nếu như, con dấu chữ ký được sử dụng đồng thời với con dấu pháp nhân thì lại được mặc nhiên xem là có giá trị pháp lý nếu không có căn cứ chứng minh chữ ký trên là giả. Trong trường hợp này, chúng ta có thể hiểu rằng chỉ có người đại diện theo pháp luật mới có quyền quản lý, sử dụng con dấu pháp nhân, nếu chữ ký là giả thì tại sao người đại diện lại đồng ý đóng dấu lên chữ ký đó.

Như vậy, con dấu chữ ký tất nhiên không có giá trị pháp lý nên không thể sử dụng văn bản có con dấu chữ ký thay cho chữ ký tươi của người có thẩm quyền. Doanh nghiệp, cá nhân có thể sử dụng con dấu chữ ký để tiện lợi trong phạm vi nội bộ công ty nhưng không nên sử dụng trong các giao dịch với đối tác hay khi làm việc với cơ quan nhà nước.