Đất dịch vụ là gì

      235

Trong đầu tư bất động sản, đất dịch vụ là một trong những loại hình đang được giới đầu tư quan tâm đến nhất. Vài năm trở lại đây, việc đầu tư vào đất dịch vụ đang trở thành xu hướng và phát triển nhất. Vậy đất dịch vụ là gì? Có nên đầu tư vào loại đất này hay không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Đất dịch vụ là gì

Đất dịch vụ là gì?

Tại nhiều khu vực, đất nông nghiệp của người dân sẽ bị nhà nước thu hồi để sử dụng cho những mục đích khác nhau như xây dựng dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường… Theo đó, người dân sẽ bị mất đi một phần đất canh tác và làm ảnh hưởng đến công việc và thu nhập. Sau khi thu hồi, Nhà nước sẽ có những chính sách và quy định về bồi thường như sau:

Đối tượng áp dụng: các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Bị thu hồi trên 30% diện tích đất đang sở hữu nhưng không được tiến hành bồi thường bằng đất nông nghiệp tương đương.

Đa phần mỗi suất đất dịch vụ bồi thường cho người dân sẽ có diện tích từ 40 – 50m2 và được phân chia bằng cách bốc thăm số lô. Với những thông tin như trên, có thể hiểu đất dịch vụ là loại đất đặc thù, được sử dụng để bồi thường cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp. 

Ngoài mục đích đền bù cho người dân để kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, đất dịch vụ còn được sử dụng để đấu thầu ở những khu vực có công trình công cộng như chợ, bến xe…

 

*
Đất dịch vụ dùng để bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp

Đặc điểm dễ nhận thấy của đất dịch vụ

Mỗi một loại đất sẽ có những đặc điểm riêng để phân biệt, và với đất dịch vụ cũng như vậy. Dưới đây là những đặc điểm dễ nhận thấy nhất:

Có vị trí thuận lợi: Thường nằm ở bên trong hoặc liền kề với các khu đô thị, xung quanh là hệ thống giao thông và hạ tầng liên kết hoàn hảo.

Khu đất có vị trí đẹp, điều kiện hạ tầng tốt nhưng giá lại rẻ hơn đất dự án

Được bồi thường thỏa đáng khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất.

Khi tiếp nhận đất dịch vụ, các gia đình sẽ không phải trả thêm bất cứ khoản phí nào nếu muốn chuyển đổi thành đất ở.

Cơ sở hạ tầng của khu đất dịch vụ được xây dựng trước hoặc cùng lúc với xây đô thị. Tạo ra nhiều thuận lợi để người dân phát triển kinh tế.

Có thể thực hiện xây dựng những công trình kiên cố và cao tầng nhưng phải xin giấy phép xây dựng.

 

*
Đất dịch vụ thường toạ lạc ở những vị trí đẹp

Một số quy định hiện hành của nhà nước về đất dịch vụ

Những quy định về đất dịch vụ được ban hành đầy đủ trong Luật đất đai sửa đổi năm 2013. Trong đó, một số vấn đề được nhiều người quan tâm nhất như sau:

Về vấn đề cấp sổ đỏ

Sau khi tìm hiểu đất dịch vụ là gì, vấn đề cấp sổ đỏ cho loại hình này cũng được quan tâm nhiều. Theo quy định thì đất dịch vụ được Nhà nước đền bù cho người dân để sử dụng lâu dài, tuy nhiên lại chưa ban hành cụ thể quy trình cấp sổ đỏ. Vì bản thân chủ sở hữu đất dịch vụ chưa có sổ đỏ nên họ cũng không có quyền chuyển nhượng cho người khác.

Nếu cần làm sổ đỏ, trước hết người dân cần phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất dịch vụ sang đất ở. Quy trình cấp sổ đỏ cho đất ở đã được quy định rõ ràng, giúp chủ sở hữu không gặp phải khó khăn với mảnh đất dịch vụ của mình.

Về vấn đề xây nhà ở

Việc xây nhà trên đất dịch vụ cũng tương đương với mục đích nhà ở kết hợp kinh doanh. Do đó chủ sở hữu vẫn có thể xây dựng nhà kiên cố, nhà cao tầng miễn sao tuân thủ đúng lộ trình quy hoạch tại địa phương đã đề ra. Trước khi xây dựng nhà, chủ sở hữu cần xin cấp giấy phép xây dựng.

 

*
Có thể xây nhà kiên cố trên đất dịch vụ

Về vấn đề chuyển nhượng, mua bán

Vấn đề này đã được quy định tại điều 188 Luật đất đai sửa đổi năm 2013. Theo đó, chủ sở hữu có quyền mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, tặng, mang đi thế chấp đối với đất dịch vụ được đền bù. Tuy nhiên phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện dưới đây:

Chủ sở hữu có Giấy chứng nhận do Nhà nước cấp.

Mảnh đất được cơ quan có thẩm quyền xác định là không có tranh chấp.

Xem thêm: Bài Thuốc Trẻ Mãi Không Già, 'Chìa Khóa Thần' Giúp Trẻ Mãi Không Già

Đất không bị Tòa án kê biên.

Đất đang trong thời hạn sử dụng mà Nhà nước cấp quyền cho chủ sở hữu.

Trường hợp chủ sở hữu chưa được cấp Giấy chứng nhận thì tạm thời không có khả năng thực hiện mua bán, chuyển nhượng. Nếu vẫn cố tình viết tay giấy mua bán, sang nhượng thì văn bản này không có giá trị pháp lý và không được giải quyết khi có vấn đề.

Nên hay không nên đầu tư vào đất dịch vụ?

Trước kia khi chưa có nhiều dự án thì đất dịch vụ không thực sự phát triển. Nhưng chỉ vài năm trở lại đây, khi nhiều dự án mọc lên cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông đã khiến đất dịch vụ trở thành cơn sốt trong đầu tư bất động sản.

 

*
Đất dịch vụ là hình thức đầu tư BĐS hot tại Việt Nam

Đặc biệt là ở những khu vực ven đô của các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; đất dịch vụ được chào bán khá nhiều. Vậy lý do nào để các nhà đầu tư bị thu hút bởi đất dịch vụ?

Giá đất khá rẻ, thậm chí còn rẻ hơn nhiều so với những mảnh đất có cùng diện tích và cùng vị trí nhưng không phải là đất dịch vụ.

Vị trí mảnh đất dịch vụ đa phần nằm gần các dự án lớn, có hệ thống giao thông phát triển. Do vậy rất thuận lợi cho việc đầu tư kinh doanh hoặc cho thuê lại.

Có diện tích đất vừa đủ (40 – 50m2), dễ dàng đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Có quyền sử dụng đất lâu dài, để sinh sống hay để đầu tư kinh doanh đều được. Hơn nữa còn được xây dựng nhà kiên cố trên chính mảnh đất đó.

Rủi ro khi đầu tư vào đất dịch vụ

Đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng có những rủi ro nhất định, và với đầu tư đất dịch vụ cũng như vậy. Dưới đây là một số rủi ro nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua đất dịch vụ mà không tìm hiểu kỹ.

 

*
Chưa có sổ đỏ nên đầu tư vào đất dịch vụ vẫn còn nhiều rủi ro

Tuy có giá bán rẻ cùng vị trí đẹp, thế nhưng hiện tại Nhà nước vẫn chưa có quy định rõ ràng về việc mua bán áp dụng cho loại đất này. Do vậy, trong giao dịch rất dễ xảy ra những tranh chấp không đáng có.

Vấn đề cấp sổ đỏ cho đất dịch vụ chưa được quy định cụ thể bằng văn bản luật. Vì thế, khi mua đa số người bán chỉ sử dụng giấy viết tay mà không có hợp đồng. Và phần thiệt sẽ thuộc về người mua đất dịch vụ, bởi đã có rất nhiều trường hợp một lô đất được bán cho nhiều người khác nhau.

Mục đích đền bù đất dịch vụ chính cho người dân là để kinh doanh, không phải đất để ở. Vì thế, khi chuyển thành đất ở thì bắt buộc phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật mới có thể xây nhà, rất tốn thời gian.

Đất dịch vụ là gì đã được tinhte.edu.vn giải đáp chi tiết qua bài viết trên đây. Thực tế, đất dịch vụ vẫn sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, nếu biết cách khai thác và sử dụng thì chắc chắn nhà đầu tư vấn có thể sinh lời bền vững từ loại hình này.