Danh mục thức ăn chăn nuôi

      229

Nói về thức ăn chăn nuôi, danh mục truyền thống chúng ta biết có 3 nhóm: Nhóm thức ăn đậm đặc, tổng hợp do người sản xuất tự công bố trên cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhóm này chiếm trên 90% khối lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành. Nhóm thứ 2 là thức ăn bổ sung như viatmin, khoáng… nhóm này có nguy cơ rất cao, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm thì việc công bố này phải thông qua thẩm định của Cục Chăn nuôi. Nhóm thứ 3 là nhóm thức ăn truyền thống, tập quán gồm lúa, ngô, khoai sắn, các loại bã…

*

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam. Thông tư 02 thực chất là gia hạn Thông tư 26 - ban hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo truyền thống, tập quán được phép lưu hành. Theo đó, thông tư mới này giữ nguyên toàn bộ nội dung của Thông tưsố26/2012/TT-BNNPTNTban hành danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam (ban hành từ năm 2012).

Bạn đang xem: Danh mục thức ăn chăn nuôi

Trong đó, Bộ nêu rõ Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán gồm 18 sản phẩm.

Theo Thông tư, Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán gồm 18 sản phẩm: 1- Ngô; 2- Thóc; 3- Lúa mì; 4- Gluten; 5- Đậu tương; 6- Khô dầu; 7- Sắn; 8- Hạt các loại; 9- Thức ăn thô; 10- Phụ phẩm của ngành sản xuất cồn ethylic từ hạt ngũ cốc (DDGS - Distillers Dried Grains Solubles); 11- Mía, 12- Các loại củ; 13- Các loại bã; 14- Thức ăn có nguồn gốc từ thủy sản; 15- Thức ăn có nguồn gốc từ động vật trên cạn; 16- Sữa và sản phẩm từ sữa; 17- Dầu, mỡ; 18- Dầu cá.

Thông tư cũng nêu rõ Danh mục sản phẩm nguyên liệu đơn dùng làm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam gồm 14 axit amin bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, 25 vitamin bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, 4 hợp chất hóa học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và Urê (Urea) là nguyên liệu đơn chỉ dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại.

Danh mục này không đề cập tới nhiều loại nguyên liệu mà người nông dân, trong tập quán vẫn sử dụng cho chăn nuôi như: Cám bã, bèo tây, thân chuối (cho lợn), hay khoai tây, lá khoai, sắn, rau muống (cho thỏ)… Điều này khiến nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi: Nếu tiếp tục sử dụng nguồn nguyên liệu không có trong danh mục được phép lưu hành theo quy định tại Thông tư 02 nêu trên cho chăn nuôi, thì có vi phạm pháp luật và bị xử phạt hay không?.

Thực tế, với những loại thức ăn chăn nuôi mà Bộ NN&PTNT chưa quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật như cà rốt, su hào, cải bắp, rau, bèo, chuối... là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo tập quán thì người dân vẫn có thể sử dụng.

*

DANH MỤC SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI THEO TẬP QUÁN VÀ NGUYÊN LIỆU ĐƠN ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM(Ban hành kèm theo Thông tưsố 02/2019/TT-BNNPTNT ngày 11tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. DANH MỤC SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI THEO TẬP QUÁN ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

1.1. Thức ăn có nguồn gốc thực vật

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Dạng sản phẩm

1.1.1

Ngô

Ngô hạt, ngô mảnh, ngô bột và các sản phẩm khác chỉ từ ngô được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi

1.1.2

Thóc

Thóc, gạo, tấm, cám gạo và các sản phẩm khác chỉ từ thóc, gạo được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi

1.1.3

Lúa mì

Mì hạt, bột mì, cám mì và các sản phẩm khác chỉ từ lúa mì được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi

1.1.4

Gluten

Gluten ngô, gluten mì, gluten thức ăn chăn nuôi

1.1.5

Đậu tương

Đậu tương hạt, bột đậu tương nguyên dầu (cả vỏ hoặc tách vỏ) và các sản phẩm khác chỉ từ đậu tương được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi

1.1.6

Khô dầu

Khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu cọ, khô dầu hạt cái, khô dầu vừng, khô dầu hướng dương, khô dầu lanh, khô dầu dừa, khô dầu bông, khô dầu đậu lupin

1.1.7

Sắn

Sắn củ, sắn bột, sắn lát và các sản phẩm khác chỉ từ sắn được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi

1.1.8

Hạt các loại

Hạt đại mạch, hạt yến mạch, hạt cao lương (hạt lúa miến), hạt kê, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, hạt đậu xanh, hạt đậu Hà Lan, hạt lạc và các sản phẩm khác chỉ từ các hạt này được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi

1.1.9

Thức ăn thô

Cỏ khô, cỏ tươi các loại; rơm các loại; vỏ trấu các loại

1.1.10

Phụ phẩm của ngành sản xuất cồn ethylic từ hạt cốc (DDGS - Distillers Dried Grains Solubles)

Có hàm lượng protein thô không nhỏ hơn 25,0; hàm lượng xơ thô không lớn hơn 12,0 (tính theo % khối lượng)

1.1.11

Mía

Mía, sản phẩm và phụ phẩm chỉ từ mía được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi

1.1.12

Các loại củ

Khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ

1.1.13

Các loại bã

Bã rượu, bã bia, bã dứa, bã đậu, bã sắn được dùng làm thức ăn chăn nuôi

1.2. Thức ăn có nguồn gốc động vật

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Dạng sản phẩm

1.2.1

Thức ăn có nguồn gốc từ thủy sản

Bột cá, bột đầu tôm, bột vỏ tôm, bột vỏ sò, bột cua, bột gan mực

1.2.2

Thức ăn có nguồn gốc từ động vật trên cạn

Bột huyết, bột hemoglobin, bột xương, bột thịt xương, bột thịt, bột gia cầm, bột lông vũ thủy phân

1.3. Sữa và sản phẩm từ sữa

TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Dạng sản phẩm

1.3.1

Sữa và sản phẩm từ sữa

- Whey có hàm lượng đường lactose không nhỏ hơn 60,0 (tính theo % khối lượng).

- Lactose có hàm lượng đường lactose không nhỏ hơn 98,0 (tính theo % khối lượng).

Xem thêm: Tải Phụ Lục Kèm Theo Thông Tư 133/2016/Tt-Btc, Mục Lục Tt 133/2016/Tt

- Sữa nguyên bơ.

- Bột sữa gầy.

- Các sản phẩm được tách từ sữa.

1.4. Sản phẩm dầu, mỡ

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi

Dạng sản phẩm

1.4.1

Dầu, mỡ

Dầu, mỡ có nguồn gốc từ thực vật, động vật

1.4.2

Dầu cá

Dầu cá có hàm lượng chất béo không nhỏ hơn 98,0 (tính theo % khối lượng)

2. DANH MỤC SẢN PHẨM NGUYÊN LIỆU ĐƠN DÙNG LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

2.1. Axit amin

SốTT

Tên thức ăn chănnuôi

Công thức hóa học

Yêu cầu kỹ thuật (%)

Dạng hợp chất

Dạng axit amin

2.1.1

L-Arginine

C6H14N4O2

-

≥ 98,5(1)

2.1.2

L-Cysteine hydrochloride

C3H8ClNO2S

-

≥ 98,5(1)

2.1.3

L-Cysteine hydrochloride monohydrate

C3H8ClNO2S.H2O

-

≥ 98,5(1)

2.1.4

L-Isoleucine

C6H13N2O

-

≥ 98,5(1)

2.1.5

L-Leucine

C6H13N2O

-

≥ 98,5(1)

2.1.6

L-Lysine

(dạng lỏng)

C6H14N2O2

-

≥ 50,0

2.1.7

L-Lysine hydrochloride

C6H15ClN2O2

≥ 98,5(1)

≥ 78,0(1)

2.1.8

L-Lysine sulfate

C6H16N2O6S

≥ 65,0(1)

≥ 51,0(1)

2.1.9

DL-Methionine

C5H11NO2S

-

≥ 98,5

2.1.10

L-Methionine

C5H11NO2S

-

≥ 90,0(1)

2.1.11

L-Serine

C3H7NO3

-

≥ 98,5(1)

2.1.12

L-Threonine

C4H9NO3

-

≥ 97,5(1)

2.1.13

L-Tryptophan

C11H12N2O2

-

≥ 98,0

2.1.14

L-Valine

C5H11NO2

-

≥ 98,5(1)

Ghichú:(1)tính theo vật chất khô.

2.2. Vitamin

SốTT

Tên thức ăn chăn nuôi

Công thức hóa học

Yêu cầu kỹ thuật

Dạng hợp chất

Dạng vitamin

2.2.1

Vitamin A

(Retinyl)

C20H30O

-

≥ 1 x 106IU/g

2.2.2

Vitamin A

(Retinyl acetate)

C22H32O2

-

- Dạng bột:

≥ 5 x 105IU/g;

- Dạng dầu:

≥ 2,5 x 106IU/g.

2.2.3

Vitamin A

(Retinyl palmitate)

C36H60O2

-

- Dạng bột:

≥ 2,5 x 105IU/g;

- Dạng dầu:

≥ 1,7 x 106IU/g

2.2.4

Vitamin B1

(Thiamine hydrochloride)

C12H17ClN4OS.HCl

≥ 98,0 %(1)

≥ 87,8 %(1)

2.2.5

Vitamin B1

(Thiamine mononitrate)

C12H17N4OS.NO3

≥ 98,0 %(1)

≥ 90,1 %(1)

2.2.6

Vitamin B2

(Riboflavin)

C17H20N4O6

-

≥ 80,0 %(1)

2.2.7

Vitamin B3

(Niacin/Nicotinic acid)

C6H5NO2

-

≥ 98,0 %(1)

2.2.8

Vitamin B3

(Niacinamide/ Nicotinamide)

C6H6N2O

-

≥ 98,0 %(1)

2.2.9

Vitamin B5

(D-Calcium pantothenate/DL-Calcium pantothenate)

C18H32CaN2O10

≥ 98,0 %(1)

≥ 45,5%

2.2.10

Vitamin B6

(Pyridoxine hydrochloride)

C8H11NO3.HCl

≥ 98,0 %(1)

≥ 80,7 %(1)

2.2.11

Vitamin B9

(Folic acid)

C19H19N7O6

-

≥ 95,0 %(1)

2.2.12

Vitamin B12

(Cyanocobalamin)

C63H88CoN14O14P

-

≥ 96,0 %(1)

2.2.13

Vitamin C

(L-Ascorbic acid)

C6H8O6

-

≥ 97,0%

2.2.14

Vitamin C

(L-Ascorbic acid-6-palmitate)

C22H38O7

≥ 95,0 %

≥ 40,3%

2.2.15

Vitamin C

(L-Calcium ascorbate)

C12H14CaO12.2H2O

≥ 98,0%

≥ 80,5%

2.2.16

Vitamin C

(L-Sodium ascorbate)

C6H7NaO6

≥ 98,0%

≥ 87,1%

2.2.17

Vitamin C

(Sodium calcium ascorbyl phosphate)

C6H6O9P.CaNa

≥ 95,0 %

≥ 35,0%

2.2.18

Vitamin D2(Ergocalciferol)

C28H44O

≥ 97,0 %

≥ 4,0 x 107IU/g

2.2.19

Vitamin D3

(Cholecalciferol)

C27H44O

-

- Dạng dầu:

≥ 1,0 x 106IU/g;

- Dạng bột:

≥ 5,0 x 105IU/g

2.2.20

Vitamin E

(RRR-α-Tocopherol)

C29H50O2

-

≥ 50,0 %

2.2.21

Vitamin E

(DL-α-Tocopherol acetate)

C31H52O3

- Dạng dầu:

≥ 92,0 %

- Dạng bột:

≥ 50,0 %

- Dạng dầu:

≥ 920 IU/g

- Dạng bột:

≥ 500 IU/g

2.2.22

Vitamin H

(D-Biotin)

C10H16N2O3S

-

≥ 97,5 %

2.2.23

Vitamin K3(Menadione dimethyl pyrimidinol bisulfite)

C17H18N2O6S

≥ 96,0 %

≥ 43,9 % (dạng menadione)

2.2.24

Vitamin K3

(Menadione nicotinamide bisulfite)

C17H16N2O6S

≥ 96,0 %

≥ 43,9 % (dạng menadione)

≥ 31,2 % (dạng Nicotinamide)

2.2.25

Vitamin K3(Menadione sodium bisulfite)

C11H9O5NaS.3H2O

≥ 96,0 %

≥ 50,0 % (dạng menadione)

Ghi chú:(1)tính theo vật chất khô.

2.3. Khoáng

SốTT

Tên thức ăn chăn nuôi/hợp chất hóa học

Công thức hóa học

Yêu cầu kỹ thuật, %

Dạng hợp chất

Dạng nguyên tố

2.3.1

Calcium carbonate

CaCO3

≥ 98,0(1)

Ca ≥ 39,2(1)

2.3.2

Dicalcium phosphate

CaHPO4.2H2O

-

P ≥ 16,5; Ca: 20,0-25,0

2.3.3

Monocalcium phosphate

Ca(H2PO4)2.H2O

-

P ≥ 22,0; Ca: 15,0-18,0

2.3.4

Muối ăn

NaCl

-

Na ≥ 35,7; Cl ≥ 55,2

Ghi chú:(1)tính theo vật chất khô.

2.4. Nguyên liệu đơn khác

Số TT

Tên thức ăn chăn nuôi/hợp chất hóa học

Công thức hóa học

Chỉtiêu kỹ thuật

Dạng hợp chất

Dạng nguyên tố

2.4.1

Urê (Urea)(1)

CH4N2O

-

Hàm lượng nitơ (N) tính theo vật chất khô, không nhỏ hơn 46,0 (tính theo % khối lượng)

Ghi chú:(1)chỉ dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại

*

Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng vụ của Doanh Tri Law, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi: