Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

      289

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014, các doanh nghiệp có quyền được thêm, bớt ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, khi thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh cần phải thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập.

Bạn đang xem: Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh


Bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh qua việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau khi thủ tục hoàn tất sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy xác nhận đăng ký ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là gì?

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp tiến hành tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh công ty, sau khi thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những ngành nghề có trong giấy xác nhận ngành nghề đăng ký.

Thủ tục Thay đổi ngành nghề kinh doanh như thế nào?


Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ được thực hiện theo 05 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Đầu tiên, khách hàng cần xác định việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là theo hướng bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc bớt ngành nghề kinh doanh. Trường hợp bổ sung ngành nghề cần chuẩn bị sẵn mã ngành nghề kinh doanh dự định thêm, trường hợp bớt (rút) ngành nghề sẽ cần liệt kê ngành nghề cần rút trong đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Soạn hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh đầy đủ theo quy định

Hồ sơ cho việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm những tài liệu sẽ được chúng tôi tư vấn chi tiết bên dưới.

Bước 3: Nộp hồ sơ bổ sung thay đổi tới phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị xong sẽ được nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia để được thẩm định hồ sơ.

Bước 4: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ thay đổi ngành nghề tại cơ quan chức năng

Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Cấp giấy xác nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, chuyên viên sẽ yêu cầu doanh nghiệp sẽ phải bản cứng (hồ sơ giấy) đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.

Xem thêm: Bán Nhà Khu Trung Sơn - Bán Nhà Mặt Tiền Tại Khu Dân Cư Trung Sơn

*


Hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ được đánh giá là bước thử thách lòng kiên trì của mọi người nhất trong tất cả các bước bổ sung ngành nghề kinh doanh. Để có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, mọi người sẽ phải tra cứu ở nhiều văn bản pháp luật, tìm hiểu cách điền thông tin trong hồ sơ… Chưa kể đến việc, nếu hồ sơ có một lỗi nhỏ cũng có thể bị Cổng thông tin quốc gia từ chối.

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh chi tiết như sau:

– 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định. Khi soạn thảo hồ sơ nếu chưa có mẫu thông báo này mọi người hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi để được cung cấp.

– 01 Quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty

– 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)

– 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện);

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

Hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần

– 01 Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh theo mẫu quy định (01 bản).

– 01 Quyết định và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty

– 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)

– 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện) kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh Công ty hợp danh

– 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định (01 bản).

– 01 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành viên hợp danh nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty

– 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)

– 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện);

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

– 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định (01 bản).

– 01 Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty

– 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)

– 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện)

Một số lưu ý về hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Trong các hồ sơ cần chuẩn bị, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là tài liệu quan trọng và phức tạp nhất. Đầu tiên, mọi người cần phải sử dụng mẫu thông báo đúng theo quy định. Mẫu thông báo mọi người có thể tìm kiếm và download (tải) tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Hoặc cách nhanh hơn chính là liên hệ với Luật Hoàng Phi để được cung cấp, tư vấn soạn thảo hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Tiếp theo, các nội dung bắt buộc phải kê khai trong mẫu thông báo cần phải chính xác. Trong mẫu thông báo bao gồm các thông tin như: Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa); Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nội dung thông báo thay đổi; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên.

Lưu ý ghi mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

– Khi ghi mã ngành nghề kinh tế trong hồ sơ, doanh nghiệp cần nghi mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QD – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

– Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh (việt nam sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành khi có cùng lúc nhiều quy định tương tự nhau với 1 vấn đề), doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

– Đối với ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề khi hoạt động khi ghi mã ngành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý: Tại thời điểm hiện tại, khi thêm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề thay đổi, bổ sung.

Nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh ở đâu?

– Khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ từ Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, mọi người sẽ dùng hồ sơ giấy (bản cứng) nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đăng ký thành lập.

Mức phạt không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh 2021

Theo quy định tại Điều 32, Chương II Luật Doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức thay đổi ngành nghề kinh doanh phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày (tính từ thời điểm có thay đổi). Nếu trong thời hạn này, cá nhân, tổ chức không gửi thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm như sau:

– Quá thời hạn 01 – 30 ngày doanh nghiệp bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000

– Quá thời hạn 31 – 90 ngày doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000

– Quá thời hạn từ 91 ngày trở lên bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000

Trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét và thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu các hồ sơ mà doanh nghiệp chuẩn bị không đáp ứng yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cần sửa đổi, bổ sung. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh và gửi lại trong thời hạn 3 ngày làm việc.