Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu

      205

Khi kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần phải đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ thương hiệu của mình. Đăng ký nhãn hiệu như thế nào và ở đâu tại Việt nam? Bài viết sau đây sẽ cung cấp kiến thức đầy đủ về cách thức đăng ký nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Bạn đang xem: Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu

I. ĐỊNH NGHĨA NHÃN HIỆU: DẤU HIỆU NÀO CÓ THỂ ĐƯỢC BẢO HỘ DƯỚI DẠNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM?

Định nghĩa Nhãn hiệu: Nhãn hiệu (nhiều khi vẫn được gọi là thương hiệu) tại Việt Nam có thể là một trong những hình thức sau: logo, từ ngữ, thiết kế bao bì và nhãn hiệu 3D. Theo hiệp định CPTPP đã có hiệu lực tại Việt Nam, nhãn hiệu được bổ sung thêm một đối tượng mới đó là âm thanh.

*

II. ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Ở ĐÂU?

Người đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua một trong các phương pháp sau:

Cách 2: Nộp nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Lưu ý Tổ chức này phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép riêng.

Cách 3: Nộp nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid.

III. QUY TẮC NỘP ĐƠN NHÃN HIỆU CỦA VIỆT NAM LÀ GÌ?

Việt Nam tuân theo quy tắc nộp đơn đầu tiên. Nghĩa là không hoàn toàn phụ thuộc vào ai là người sử dụng trước, thay vào đó ai nộp đơn đầu tiên sẽ nắm lợi thế ưu tiên.

IV. ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM?

Đăng ký nhãn hiệu sẽ có gồm các bước sau:

Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu (nhãn hiệu đã có ai đăng ký chiếm quyền trước hay chưa?

Bước tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng là cần thiết để xác định xem:Có nhãn hiệu nào giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của khách hàng đã được đăng ký trước.Dựa trên kết quả tra cứu đẻ sửa đổi, thay thế mẫu nhãn hiệu để đảm bảo khả năng được chấp thuận về sau.Biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu (90%) thay vì đợi 16-18 tháng sau mới biết kết quả chính thức.Biết được nhãn hiệu Khách hàng định sử dụng có xâm phạm một bên nào khác đã đăng ký trước hay không.

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam bao gồm các giai đoạn sau:

i). Giai đoạn 1: Kiểm tra hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu mặt hình thức như thông tin kê khái, phí, quyền nộp đơn thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ cho đơn đăng ký nhãn hiệu. Nếu không, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo thiếu sót, yêu cầu người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tiến hành sửa đổi trong vòng 02 tháng, có thể gia hạn với mức thời gian tương ứng.

*

ii). Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu trí tuệ của Cục sở hữu trí tuệ

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận hình thức, Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo về sở hữu trí tuệ để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành phản đối đơn này nếu thấy cần thiết.

iii). Giai đoạn 3: Xét nghiệm khả năng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Trong vòng 9-12 tháng (có thể lâu hơn) kể từ ngày công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo về khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu đáp ứng, Nhãn hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu trong vòng 1-2 tháng. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối, người nộp đơn nhãn hiệu cần phải trả lời từ chối này trong vòng ba tháng.

Xem thêm: Top 10 Những Bài Múa Hay Về Thầy Cô Chào Mừng 20, Tiết Mục Múa, Nhảy Chào Mừng Ngày 20/11

V. MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Sau đây là mẫu giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Việt Nam:

*

VI. GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU VIỆT NAM CÓ GIÁ TRỊ TRONG BAO LÂU?

+ 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. + Gia hạn nhãn hiệu tại Việt Nam: chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Việt Nam không giới hạn thời gian.

VII. ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐÂU?

Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, cấp đối với đơn đăng ký nhãn hiệu do người nộp đơn nộp trực tiếp hoặc thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ.

VIII. ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU XONG CÓ NGĂN CẢN NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CỦA MÌNH ĐƯỢC KHÔNG?

Được. Mục đích của việcđăng ký nhãn hiệu hàng hoáchính là nhằm bảo vệ quyền sử dụng độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Kể từ thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì sẽ có quyền cho phép, ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được cấp cho doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không được phép của một bên thứ ba bất kỳ.

*

IX. PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM HẾT BAO NHIÊU?

Cơ bản phí đăng ký nhãn hiệu không cố định mà hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng dịch vụ, sản phẩm được sử dụng, kinh doanh dưới nhãn hiệu. Số lượng càng nhiều thì chi phí đăng ký nhãn hiệu càng tăng lên.

Khung phí cơ bản được tính như sau:

Phí đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm thứ nhất.Phí cấp bằng cho nhóm thứ nhất.Phí đăng ký nhãn hiệu cho mỗi nhóm thứ 2 trở lên.Phí cấp bằng cho mỗi nhóm từ thứ 2 trở lên.

Phí trên mỗi nhóm có 06 sản phẩm, trường hợp có trên 06 sản phẩm thì người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu phải thanh toán phí bổ sung cho từng sản phẩm tăng thêm.

X. ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM THÌ CÓ THỂ ĐƯỢC BẢO HỘ TỰ ĐỘNG TẠI QUỐC TẾ KHÔNG?

Không. Việc đăng ký nhãn hiệu có tính lãnh thổ. Nghĩa là đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó. Trường hợp doanh nghiệp muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nước khác thì cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại quốc gia đó. Cách thức đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế có thể lự chọn một trong các hình thức sau:

+ Hình thức 1: đăng ký trực tiếp nhãn hiệu sang quốc gia mà mình mong muốn.

+ Hình thức 2: đăng ký thông qua hiệp định Paris có hưởng quyền ưu tiên của nhãn hiệu đầu tiên được nộp tại Việt Nam. Hiệp định Paris cho phép một nhãn hiệu đã được nộp tại Việt Nam được giữ nguyên ngày nộp đơn đó khi đăng ký nhãn hiệu sang quốc gia thành viên khác, với điều kiện là việc nộp đơn đó phải được tiến hành trong vòng 06 tháng kể từ thời điểm nộp đơn tại Việt Nam.

+ Hình thức 3: Đăng ký bằng thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid thông qua WIPO.