Công ty cổ phần là gì? ưu và nhược điểm của công ty cổ phần?

      350

Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của công ty cổ phần như thế nào? Công ty cổ phần có ưu nhược điểm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề này thì bài thông tin dưới đây của Thiên Luật Phát sẽ giúp bạn giải đáp.

Bạn đang xem: Công ty cổ phần là gì? ưu và nhược điểm của công ty cổ phần?


*

Công ty cổ phần là gì?


Công ty Cổ phần là gì?

Khái niệm công ty cổ phần theo điều 111 Luật doanh nghiệp 2020:

Công ty cổ phần là pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập so với những chủ thể sở hữu nó. Vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.

Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế; được đặt tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch; được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm của Công ty Cổ phần

Đặc điểm chung

Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty Cổ phần cũng mang những đặc điểm chung của một doanh nghiệp. Cụ thể:

Công ty Cổ phần là một tổ chức kinh tế;Công ty Cổ phần được đặt tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch;Công ty Cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm pháp lý đặc trưng riêng

Để bạn đọc dễ phân biệt Công ty CP với các loại hình doanh nghiệp khác, Kế toán Thiên Luật Phát sẽ đề cập đến một số đặc điểm riêng của loại hình doanh nghiệp này.

Vốn điều lệ công ty

Tại điểm a, khoản 1 điều 111 Luật doanh nghiệp quy định vốn điều lệ của Công ty Cổ phần. Theo đó, vốn điều lệ của công ty Cổ Phần sẽ được chia thành những phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Trong đó, giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Mỗi cổ phiếu thể hiện mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.Tại khoản 1 điều 112 của Luật Doanh Nghiệp 2020 cũng quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp này là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Và khi công ty cổ phần đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì vốn điều lệ sẽ là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và ghi trong Điều lệ công ty. Những CTCP đăng ký kinh doanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầu về vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (vốn pháp định) thì phải đáp ứng điều kiện về mức vốn pháp định, ví dụ: kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, tổ chức tín dụng, bất động sản, kinh doanh vàng… Những ngành nghề đòi hỏi có vốn pháp định thì vốn điều lệ không thể nhỏ hơn vốn pháp định.

Vậy muốn thành lập công ty cổ phần bạn sẽ phải làm gì? Đọc ngay hướng dẫn chi tiết từng bước với bài viết thủ tục thành lập công ty cổ phần sau.

Thành viên công ty cổ phần

Người nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa, được ghi tại điểm b, khoản 1 điều 111 Luật doanh nghiệp 2020.Cổ đông của Công ty cổ phần chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp của công ty cổ phần (điểm c, khoản 1 điều 111 Luật doanh nghiệp 2020). Đồng thời, cổ đông cũng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 120 Luật Doanh Nghiệp 2020.

Cá nhân: Không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch. Trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh Nghiệp đều có quyền hoặc tham gia thành lập hoặc CTCP. Trừ các đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh Nghiệp, có quyền mua cổ phần của CTCP.Tổ chức: Tất cả tổ chức là pháp nhân bao gồm: không thuộc vào nhóm đối tượng bị cấm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính đều có quyền thành lập, tham gia thành lập, mua cổ phần CTCP.

Cổ đông của công ty cổ phần

Dựa trên vai trò với việc thành lập công ty cổ phần

Cổ đông sáng lập: là người sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập CTCP tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp.Cổ đông góp vốn: là người đưa tài sản vào công ty và trở thành chủ sở hữu chung của công ty.

Dựa trên cổ phần mà họ sở hữu

Cổ đông phổ thông: là cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông. Tại khoản 1, Điều 113 Luật Doanh Nghiệp, công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ đông phổ thông.Cổ đông ưu đãi: là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi. Ngoài ra còn có thể có cổ đông ưu đãi hoàn lại, cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi khác tại khoản 2 Điều 113 Luật Doanh Nghiệp. Đối với cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết tại khoản 3, Điều 117 và Điều 118 Luật Doanh Nghiệp.

Các loại cổ phần

Điều 114 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ về các loại cổ phần có trong một Công ty cổ phần, cụ thể như sau:

Cổ phần phổ thông do cổ đông phổ thông nắm giữ;Các loại cổ phần ưu đãi bao gồm:Cổ phần ưu đãi cổ tức;Cổ phần ưu đãi hoàn lại;Cổ phần ưu đãi biểu quyết;Các loại cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp và pháp luật về chứng khoán.

Lưu ý, với mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau (khoản 4, Điều 114 Luật doanh nghiệp 2020).

Chế độ chịu trách nhiệm

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn góp của mình. Đây là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn.

Xem thêm: Mách Bạn 10 Cách Gấp Quần Áo Gọn Nổi Tiếng Nhất Thế Giới, 5 Cách Gấp Quần Áo Gọn Gàng

Cách thức huy động vốn

Công ty cổ phần khá linh hoạt về cách thức huy động vốn. Ngoài hình thức huy động vốn bằng cách vay từ các tổ chức, cá nhân, công ty cổ phần còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Có 03 hình thức chào bán cổ phần chính:

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;Chào bán cổ phần riêng lẻ;Chào bán cổ phần ra công chúng.

Lưu ý, công ty phải thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm doanh nghiệp hoàn thành đợt bán cổ phiếu (khoản 4 điều 123 Luật doanh nghiệp 2020).

Cơ cấu tổ chức quản lý

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn theo 2 mô hình để tổ chức và quản lý sau, trừ các trường hợp về chứng khoán của pháp luật quy định khác:

Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc, Tổng Giám Đốc Trường hợp công ty có dưới 11 Cổ đông và các cổ đông tổ chức có sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc,Tổng giám đốc. Đối với trường hợp này, Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị, có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập, thực hiện chức năng tổ chức kiểm soát và giám sát với việc điều hành quản lý công ty.

Lưu ý:

Đối với công ty có 1 người đại diện theo pháp luật và điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.Đối với công ty có hơn 1 người đại diện pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đặc điểm về tư cách pháp nhân

Công ty cổ phần có đầy đủ các đặc điểm pháp nhân sau:

Công ty có trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.Có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các tranh chấp thương mại, dân sự nếu có.Có quyền sở hữu tài sản riêng.Cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần công ty, không sở hữu tài sản công ty.

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có các quyền và nghĩa vụ sau:

Thông qua các định hướng phát triển của công ty.Có quyền quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, quyết định loại cổ phần và loại cổ phần từng loại được quyền chào bán.Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng quản trị.Có quyền quyết định bán hoặc đầu tư số tài sản có giá lớn hơn hoặc bằng 35% tổng giá trị tài sản trong báo cáo tài chính của công ty.Có quyền bổ sung hoặc sửa đổi Điều lệ Công ty.Thông qua các báo cáo tài chính định kỳ hàng năm.Có quyền mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.Xem xét và xử lý các hành vi vi phạm của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị gây thất thoát, thiệt hại cho cổ đông và công ty.Có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của LDN và Điều lệ công ty.

Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị từ 3 đến 11 người theo điều lệ công ty quy định. Thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần do đại hội đồng cổ đông công ty bầu cử. Hội đồng quản trị bầu cử 1 thành viên của hội đồng quản trị làm chủ tịch hội đồng quản trị.

Ưu nhược điểm của Công ty Cổ phần

Ưu điểm

Thứ nhất: công ty cổ phần có khả năng phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại chứng khoán khác. Vì thế mà các công ty này có thể huy động vốn góp một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng thường tăng nhanh theo thời gian.

Thứ hai: các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn góp của mình. Điều này mang đến rủi ro thấp hơn đối với các cổ đông trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản.

Thứ ba: việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên của doanh nghiệp cũng được thực hiện đơn giản. Cổ đông khi muốn rút khỏi doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đông khác, chỉ trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 120 LDN 2020.

Thứ tư: cơ cấu tổ chức vốn của công ty cổ phần khá linh hoạt, tạo điều kiện tối đa nhất để nhiều người có thể tham gia góp vốn.

Nhược điểm

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm nêu trên thì nhược điểm lớn nhất của công ty cổ phần chính là khó khăn trong việc điều hành cơ cấu bộ máy doanh nghiệp vì có quá nhiều thành viên tham gia vào bộ máy quản lý.

Trên đây là toàn bộ chi tiết về đặc điểm cũng như một số ưu nhược điểm của loại hình Công ty cổ phần mà Kế toán Thiên Luật Phát đã tổng hợp được theo Luật doanh nghiệp 2020. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại hình doanh nghiệp là công ty CP.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về loại hình Công ty Cổ Phần cũng như cá loại hình Công ty khách hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Thiên Luật Phát – với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý doanh nghiệp, đảm bảo sẽ giải đáp hoàn toàn thắc mắc của Quý khách.

Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu là giá trị cốt lõi. Liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể nhất!