Cách xử lý khi bị rết cắn

      300

Rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thận chí là hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn đang xem: Cách xử lý khi bị rết cắn

Một số trường hợp khi bị rết cắn:

Trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây dị ứng da, sau đó hết liền.

Trường hợp 2: Sau khi bị rết cắn, nạn nhân cảm thấy chóng mặt, ù tai, thậm chí là nôn mửa và co giật. Điều này chứng tỏ độc tính đã ngấm sâu vào cơ thể và tình trạng rất nguy cấp.

Cách điều trị khi bị rết cắn:

Đối với trường hợp 1:Rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể. Chúng ta có thể dùng một ít dầu gió bôi vào vết thương là được.

Đối với trường hợp 2:Nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc;

Có nhiều loại thuốc để điều trị hiệu quả khi bị rết cắn. Người dân tộc Dao thường dùng 2 vị thuốc để bôi vào vết cắn, đó là: nước dãi của Gà hoặc ốc (ốc trên cạn hay dưới nước đều dùng được).Thực ra, Gà vốn là tử thần của rết. Con Gà có nhiều bí ẩn trong mối quan hệ với loài rết nói riêng, với vũ trụ và con người nói chung. Vai trò “sát thủ” quan trọng nhất của Gà đối với con rết là nước dãi của nó. Nước dãi Gà có thể vô hiệu hoá nọc độc của rết và tiêu hoá con rết thành thức ăn ngon cho gà. Vì vậy nước dãi của Gà đã trở thành bài thuốc chữa rết cắn rất hiệu nghiệm.

Cách dùng bài thuốc

Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay kiếm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó tìm bắt ngay một con Gà, dùng ngón tay móc họng Gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm như thế hai hay ba lần thì cơn đau sẽ dịu bớt. Nếu không có gà thì phải tìm loài ốc thay thế bởi giữa loài ốc và loài rết cũng có một mối liên quan bí ẩn.

Xem thêm: Cách Sinh Tồn Trong Rừng - Kỹ Năng Sinh Tồn Trong Rừng Khi Bị Lạc

Một số mẹo hay khi bị rết cắnTỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức;

Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn;

Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn;

Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp;

Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương;

Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp;

Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp; hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau;

Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi;

Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn;

Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Ảnh minh họa

Để phòng tránh bị rết cắn, trong nhà nên dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao... để tránh rết làm tổ. Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn. Và đặc biệt, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết./.

Thông thường khi bị rết cắn mọi người vẫn dùng 2 bài thuốc dân gian để bôi vào vết cắn, đó là: nước dãi của gà hoặc ốc. Ngoài ra, vôi ăn trầu và một số loại lá cây cũng có tác dụng làm vô hiệu hóa các nọc độc của rết.

Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay kiếm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó tìm bắt ngay một con gà (trống), dùng ngón tay móc họng gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm như thế hai đến ba lần thì cơn đau sẽ dịu bớt. Không có gà có thể tìm con ốc rồi lấy nhớt (nhãi) trong miệng ốc bôi vào chỗ cắn của rết.

*

Ngoài ra có thể dùng:

Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức (lưu ý không nên dùng nhiều vì sẽ gây rộp da).

Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.

Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.

Củ gấu rửa sạch, giã nát dung để đắp.

Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.

Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.

Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp; hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.

Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.

Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.

Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Trong cuốn sách: "Tác dụng trị bệnh của con rết", G.S Đỗ Tất Lợi đã viết: Con rết còn gọi là ngô công, thiên long, bách túc trùng, bách cước (có tên khoa học Scolopendra morsitans L). Thường sống hoang dưới những khúc gỗ mục, khe đá, mái nhà mục nát...

Theo đông y, rết vị cay, tính ôn, có độc... nhưng có thể khử phong, trấn kinh giản, giải nọc độc của rắn, chữa hàn nhiệt tích tự trong bụng, trụy thai, trừ ác huyết, trị nhọt. Người dân thường dùng 6 con rết lớn ngâm rượu 90o
C, đổ dầu vừng vào ngâm vài tháng rồi bôi lên các mụn nhọt, trĩ, chỗ bị sâu để trị đau nhức rất chóng khỏi. Những con rết được chọn làm thuốc cần chọn những con to béo, có nhiều chân, thân dẹt, dài 7-13cm, khoảng 20 đốt, mỗi đốt có một đôi chân. Đốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuôi. Đầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc, cắn đau và có chất độc.

Như vậy rết có nhiều tác dụng, nếu biết cách bắt thì đây là cơ hội để người bắt rết làm thuốc nhưng phải rất cẩn thận và nhanh khéo để không bị cắn. Trong nhà nên dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao... để tránh rết làm tổ. Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn. Và đặc biệt, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.