Chăm sóc cây mai sau tết

      559
TPO - Cách chăm sóc mai sau tết sao cho cây mai sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa đúng mùa không phải là điều dễ dàng nếu bạn không nắm vững các quy luật chăm sóc cây. Điều quyết định để áp dụng phương pháp chăm sóc mai đúng cách phụ thuộc vào từng loại mai khác nhau. Sau Tết, mai bắt đầu tàn và cần được chăm sóc để vụ mai năm sau, cây mai lại nở rộ.

Thông thường có 3 loại:Cây mai trồng chậu chưng trong nhà, cây mai trồng chậu chưng ngoài sân và cây trồng đất.Với mỗi loại cây hoa mai thì lại có cách chăm sóc mai sau Tết, phục hồi mai với các mức độ khác nhau.

Bạn đang xem: Chăm sóc cây mai sau tết

Với chậu mai trong nhà, phải làm sao?

Mai trang trí mấy ngày tết thường bắt đầu nở từ ngày 26 tết trở đi và rộ từ ngày 30 đến mồng 1 và kéo dài đến hết mồng 6 hoặc mồng 7 được xem là mai nở tết đúng chuẩn nhất mà ai cũng mong muốn.

Hầu hết mai đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của mai không ổn định.

Trong những ngày tết, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cộng với trong một tuần liền phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên mai bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể sang năm cây mai sẽ không ra hoa nữa.

Do vậy, chăm sóc hoa mai khi mới mua về hết sức quan trọng, không chỉ giúp điều chỉnh hoa nở đẹp đúng độ mà còn góp phần quan trọng trong việc quyết định sự sinh trưởng và phát triển nếu bạn muốn sử dụng vào những năm sau.

Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 27, 28 đến mồng 6 Tết, chính vì ở trong nhà nên cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời dẫn đến không quang hợp được nhiều, khi đó lá cây sẽ mỏng, màu xanh nhạt, cành vươn dài nhưng mảnh và yếu. Nhiều gia chủ không chịu khó chăm sóc mai mà chỉ đổ một ít nước hoặc thậm chí là "tưới" cả nước ngọt hoặc bia vào gốc mai.

Bên cạnh đó đa số mai hiện nay đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của mai không ổn định. Trong những này này, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cộng với trong một tuần liền phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên mai bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể sang năm, mai sẽ không ra hoa nữa.

Sau Tết, bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì có thể khiến lá mai bị cháy. Bạn cần lặt bỏ hết hoa mai và nụ mai trên cây để cây không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa, nuôi nụ.

Với cây mai trong chậu ngoài sân?

Những chậu mai được chưng ngoài sân do được sống trong môi trường khá giống với tự nhiên nên bạn sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai để chưng trong nhà. Bạn cũng cần ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì mai được chưng ở ngoài nên đã quen nắng gió, do vậy, bạn không cần phải đem chậu cây vào bóng mát.

Những điều gì cần tránh nếu không muốn cây chết?

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ.

Xem thêm: Hàng Sẵn Trang Phục Hoá Trang Người Nhện Và Yêu Xa, Người Nhện Và Nữ Hoàng Băng Giá Elsa

Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn, làm mất đi dáng hình cũ.

Không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc cây mai, thay thế bằng loại đất mới cho cây. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng.

Bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt, sau đó cho một ít lớp đất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào nén chặt.


Cách chăm sóc mai sau Tết, chọn thời điểm nào để hoa nở đúng dịp?

Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.

Bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.

Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh. Lưu ý là ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Bạn cần pha chung hai loại thuốc cóhoạt chất Hexaconazole(Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày và phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi cây lá cây vừa già.

Nếu là năm bình thường thì bạn nên tỉa tán mai vào khoảng ngày 10-20, còn năm nhuận thì có thể tỉa tán muộn hơn. Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá - chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ (phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác).


Chi tiết cách bón phân, tưới nước, cắt tỉa cành đúng cách để mai ra đẹp:

Bón phân và tưới nước * Bón phân Tốt nhất nên sử dụng các loại phân hữu cơ để bón cho cây. Tùy vào kích cỡ cây mai của bạn như thế nào mà điều chỉnh lượng phân bón ít hay nhiều. Bón lót: Lượng phân bón sẽ chiếm khoảng 1/10 lượng đất trồng trong hố hay trong chậu, trộn đều với đất trước khi trồng. Bón thúc: Sau trồng khoảng 10 – 15 ngày cây bắt đầu ra rễ mới thì bón thúc phân, bón khoảng 50 - 60 gram cho cây cỡ nhỏ (cao khoảng 40 – 50 cm). Cứ cách 20 – 30 ngày là có thể bón thúc lần nữa, nếu cây mai của bạn to thì nên tăng lượng phân bón lên và khoảng cách giữa mỗi lần bón cách nhau xa hơn. Lưu ý: Tuyệt đối không nên bón sát gốc, mà phải rải xung quanh và tưới đẫm nước. Không nên xới xáo đất khi bón, vì nếu làm đứt rễ cây mai sẽ dễ bị nhiễm trùng. * Tưới nước Cây hoa mai chịu hạn khá tốt, nhưng nếu để cây “khát” trong thời gian dài thì không nên, vì như vậy cây sẽ cằn cỗi và suy kiệt. Luôn giữ cho đất ẩm nhưng không ngập nước. Vào những ngày nắng nên tưới mỗi ngày một lần hoặc tưới cách ngày cũng được, tưới đẫm nước bằng cách dùng vòi tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá sẽ tốt hơn, thời gian tưới tốt nhất là buổi sáng (khoảng 8h – 9h). Vào mùa mưa thì không cần tưới, chú ý giữ cho đất thoát nước tốt. Đối với trồng chậu thì nên tưới nước mỗi ngày, vì đất trong chậu đã bị giới hạn nên rất nhanh khô, không giữ ẩm được lâu. Mỗi ngày nên tưới 2 lần vào buổi sáng (khoảng 8h – 9h sáng) và buổi chiều (khoảng 4h – 5h chiều). Cắt tỉa cành tạo tán Cây không cắt tỉa mà để cành rậm rạp, dày đặc thì sẽ tạo môi trường cho sâu bệnh hại phát sinh. Cứ khoảng 2 tháng thì nên cắt tỉa cành 1 lần, những cành tăm, cành yếu hay cành bị sâu bệnh, già cỗi, những cành mọc dày đặc trong tán đều dùng kéo hoặc dao cắt bỏ, những cành vươn dài thì nên cắt ngắn lại chừa khoảng 4 – 5 nách lá. Đặc biệt mai vàng còn là loại cây có ý nghĩa trong phong thủy, nên việc tỉa cành tạo tán không đơn thuần là tạo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại mà dáng cây của cây sẽ chính là điểm nhấn và có thể ảnh hưởng đến phong thủy nhà bạn. Với các nhà vườn trồng mai, từ những cây mai to cho đến dạng bonsai thì họ đều uốn cành và cắt tỉa thành những dáng cây rất nghệ thuật và đầy ý nghĩa mà trong giới cây cảnh họ gọi là “thế”. Thường thì khi cây mai còn nhỏ sẽ dễ tạo dáng hơn. Đây là công việc đòi hỏi sự thẩm mỹ cao, kiên nhẫn và sáng tạo của các nghệ nhân. Làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại * Làm cỏ Trồng chậu thì việc làm cỏ khá dễ dàng, nếu cỏ nhỏ thì bạn có thể để lại, không cần nhổ bỏ vẫn được vì nó không cạnh tranh dinh dưỡng quá nhiều, mà còn góp phần giữ ẩm cho đất. Những loại cỏ cao, to thì nên dùng kéo hoặc dao cắt ngang để hạn chế sự phát triển của chúng, giữ lại phần rễ để giúp giữ ẩm, giữ đất cho cây. Hoặc bạn lót một ít sỏi đá gần gốc để hạn chế không cho cỏ mọc. Trường hợp bạn không trồng chậu thì cần làm sạch cỏ xung quanh gốc, không nên để cỏ dại mọc cao và quá dày, nhất là trong phạm vi bán kính của tán cây. Nếu cỏ nhỏ, không đáng kể thì vẫn có thể chừa lại. * Phòng trừ sâu bệnh hại Trên cây mai vàng thường bị sâu cắn lá, sâu đục thân, nhện đỏ và rệp mềm ở các đọt non, bạn có thể dùng biện pháp thủ công là bắt bằng tay, vì các loại sâu gây hại thường rất ít nên những chú chim có thể giúp bạn. Với rệp mềm, khi còn ở mật độ ít bạn dùng vòi xịt nước với cường độ khá mạnh thì sẽ dễ dàng đánh bật chúng khỏi đọt non. Quan trọng nhất là giai đoạn cây trổ nụ hoa vì đây là “món ngon nhất” đối với các côn trùng gây hại, đặc biệt là kiến, rệp mềm, và cả sâu ăn tạp. Nhưng cây mai rất nhạy cảm với các chất hóa học nên tốt nhất là không sử dụng các loại thuốc BVTV. Bạn nên phòng ngừa từ những khâu chọn giống, chọn đất trồng cho đến trong quá trình chăm sóc, yêu cầu phải đúng kỹ thuật và phải theo dõi cây thường xuyên. Nên trồng các cây cách xa nhau và tạo độ thông thoáng cho cây, không tạo môi trường cho sâu bệnh hại phát sinh.