Cấu tạo tàu sân bay

      209
Chính trịQuốc phòng - An ninhĐa phương tiệnBảo vệ nền tảng tư tưởng của ĐảngKinh tếXã hộiVăn hóaPhóng sự - Điều traGiáo dục - Khoa họcPháp LuậtBạn đọcY tếThể ThaoQuốc tế
Chính trịQuốc phòng - An ninhĐa phương tiệnBảo vệ nền tảng tư tưởng của ĐảngKinh tếXã hộiVăn hóaPhóng sự - Điều traGiáo dục - Khoa họcPháp LuậtBạn đọcY tếThể thaoQuốc tếDu lịchTư liệu - Hồ sơ
*
Các thành phần của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt

USS Theodore Roosevelt là tàu sân bay được bảo vệ tốt nhất trong số các tàu sân bay thuộc biên chế của Hải quân Mỹ.

Bạn đang xem: Cấu tạo tàu sân bay


Một nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) của lực lượng này thường bao gồm 1 tàu sân bay, 1 tàu tuần dương và 2-3 tàu khu trục. Ngoài ra, tùy theo tình hình nhiệm vụ mà nó còn được phối thuộc thêm một tàu ngầm hạt nhân nhằm đối phó với các mối đe dọa dưới mặt nước.

Riêng với nhóm CSG số 9, tàu USS Theodore Roosevelt được hộ tống bởi tàu tuần dương lớp Ticonderoga USS Bunker Hill (CG-52) cùng 5 tàu khu trục lớp Arleigh Burke là USS Pinckney (DDG-91), USS Russell (DDG-59), USS Paul Hamilton (DDG-60), USS Kidd (DDG-100) và USS Rafael Peralta (DDG-115).

Tàu USS Theodore Roosevelt

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) neo ở phao số 0, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, trong chuyến thăm hữu nghị 4 ngày ở Việt Nam. Ảnh: Zing News.

Ngoài các tàu hộ tống, tàu USS Theodore Roosevelt còn mang theo 44 tiêm kích đa nhiệm F/A-18 E/F Super Hornet, 6 tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G Growler, 4 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C/D Hawkeye, 19 trực thăng MH-60S Seahawk và 2 máy bay vận tải C-2A Greyhound.

Tàu tuần dương USS Bunker Hill

USS Bunker Hill là tàu tuần dương thứ 6 thuộc lớp Ticonderoga - lớp có số lượng tàu tuần dương đông đảo nhất thế giới. Tàu được đóng mới vào năm 1984 và đưa vào hoạt động trong Hải quân Mỹ từ năm 1986.

Tàu tuần dương USS Bunker Hill. Ảnh: Naval News.

Về thông số kỹ thuật, tàu có chiều dài 173m, rộng 17m, lượng giãn nước đầy tải 9.800 tấn, thủy thủ đoàn 330 người. Tàu có 4 động cơ turbin khí General Electric LM2500 giúp đạt tốc độ tối đa 60km/h với phạm vi hoạt động 11.000km (ở tốc độ 37km/h).

Lớp Ticonderoga là lớp tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ được trang bị Hệ thống phòng không Aegis với các radar mảng pha quét điện tử AN/SPY-1 lắp vào phần thượng tầng. Việc hệ thống Aegis cùng radar AN/SPY-1 hoàn thành thiết kế ngay khi Mỹ bắt đầu đóng những tàu lớp Ticonderoga đầu tiên đã giúp chuyển đổi chức năng ban đầu của chúng từ tàu khu trục (DDG) thành tàu tuần dương (CG).

Cấu trúc thượng tầng của tàu USS Bunker Hill, trong đó có Hệ thống phòng không Aegis. Ảnh: nld.com.vn.

Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị một loạt các radar đa chức năng bao gồm tìm kiếm mục tiêu trên không, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước, radar điều khiển hỏa lực, các thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống sonar săn ngầm...

Đây là tàu lớp Ticonderoga đầu tiên được trang bị ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk-41 (122 ống) giúp cải thiện tính linh hoạt và hỏa lực với việc khai hỏa tên lửa hành trình RGM-109 Tomahawk. Các ống VLS còn có khả năng bắn nhiều loại tên lửa khác như SM-2/3, SM-6, RIM-162 ESSM, RUM-139A VL-ASROC.

Ống phóng thẳng đứng Mk-41. Ảnh: Zing News.

Xem thêm: Tương Lai Của Trái Đất Sắp Bị Hủy Diệt Vào Tháng Tư Năm 2036?

Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 hải pháo Mk-45 Mod 4 127mm, 2 pháo tự động Mk-44 25mm, 2 pháo phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20mm, 4 súng máy 12,7mm, 6 ống phóng ngư lôi 324mm (có thể phóng tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon). Trên boong tàu còn để được 2 trực thăng MH-60R/S Seahawk.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đây là lớp tàu chiến uy lực nhất của lực lượng này. Hiện lớp Ticonderoga đã đạt 30 năm phục vụ và Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch để loại biên toàn bộ lớp tàu này.

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke

Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG) có số lượng lớn nhất của Hải quân Mỹ hiện nay. Với 66 chiếc đang biên chế trong tổng số 100 chiếc dự tính chế tạo. Nó cũng là loại tàu khu trục đông đảo nhất thế giới.

Tàu USS Pinckney. Ảnh: Tribune.

Về thông số kỹ thuật, tàu có chiều dài 154m, rộng 20m, lượng giãn nước toàn tải 8.200-9.600 tấn, tầm hoạt động 8.100km (ở tốc độ 37km/h), thủy thủ đoàn 281 người. Các tàu lớp Arleigh Burke là tàu khu trục duy nhất của Hải quân Mỹ (không tính tàu thử nghiệm lớp Zumwalt).

Các tàu lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis cùng radar AN/SPY-1, cùng loạt tên lửa đánh chặn SM-2/3, RIM-156, RIM-161 cho chúng có khả năng phá hủy máy bay thậm chí cả tên lửa đạn đạo của đối phương.

Trực thăng MH-60R Seahawk hoạt động trên tàu USS Rafael Peralta. Ảnh: Flickr.

Bên cạnh khả năng phòng không và tấn công mặt đất, lớp Arleigh Burke còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác, đặc biệt là tác chiến chống ngầm với hệ thống định vị thủy âm AN/SQS-53C gắn trên thân và thủy âm kéo AN/SQR-19 sau tàu.

Mỗi tàu có hai cụm ống phóng ngư lôi chống ngầm Mk-32 với 6 quả đạn cùng các tên lửa chống ngầm RUM-139 có khả năng vô hiệu hóa cả tàu chiến mặt nước lẫn tàu ngầm của đối phương. Ngoài ra, mỗi tàu có thể mang theo 1-2 trực thăng MH-60R/S Seahawk tùy thuộc vào từng phiên bản.

Phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 trên tàu USS Paul Hamilton. Ảnh: US Navy.

Từ năm 2018, Hải quân Mỹ bắt đầu đóng tàu khu trục lớp Arleigh Burke thế hệ mới (Flight III). Có hình dáng bên ngoài giống như phiên bản cũ nhưng lớp Arleigh Burke Flight III sẽ sử dụng hệ thống radar AN/SPY-6, thay thế cho hệ thống radar AN/SPY-1 cũ, giúp tăng tầm phát hiện và giám sát mục tiêu.

Hiện tại, các tàu khu trục lớp Arleigh Burke vẫn là xương sống của Hải quân Mỹ do lớp Zumwalt quá đắt đỏ và tồn tại nhiều vấn đề về kỹ thuật. Ngoài ra, nó cũng là nền tảng để các quốc gia đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển lực lượng tàu chiến mặt nước chủ lực.