Cảnh sát toàn cầu cuối tháng

      259

Cali Today News – Vào cuối tháng Chín, cựu Tổng Thư Ký NATO Anders Fogh Rasmussen có viết cho tờ Wall Street Journal rằng: “Hoa Kỳ nên cố gắng giữ lấy trọng trách cảnh sát toàn cầu để gìn giữ giá trị tự do chống lại các lực lượng áp bức trên thế giới.” Theo ông nếu vai trò này của Mỹ thành công thì mới mong có được ổn định thế giới, tuy nhiên những lời thỉnh cầu trên đa phần bị chối bỏ.

Bạn đang xem: Cảnh sát toàn cầu cuối tháng

Đây là bài viết mới nhất đối với vấn đề ủng hộ vai trò to lớn của quân đội Hoa Kỳ ở nước ngoài. Vào một tối năm 2003 khi Hoa Kỳ khai hoả đánh vào Iraq, Max Boot và Jeane J. Kirkpatrick đã viết rằng: “muốn hay không muốn gì Hoa Kỳ cũng phải thi hành vai trò cảnh sát toàn cầu của mình mà thôi.”

Trong bài viết năm đó cả hai đều hỏi: “phải chăng thế giới phải cần có cảnh sát? Sự đòi hỏi này cũng tương tự Luân Đôn (London) và Nữu Ước (N.Y.) vậy. Khi các thế lực ác quỷ hiện hữu, con người cần phải được bảo vệ an toàn đối với các loài thú dử.” Mười năm sau trong tờ National Review tác giả Dennis Prager với lối viết đầy ẩn dụ, ông nhấn mạnh đến vai trò cảnh sát dân sự khi ông mặc nhiên công nhận và so sánh trường hợp giá như các thị trưởng và hội đồng thành phố tại Hoa Kỳ khi không, quyết định ‘không cần cảnh sát” nữa thì tình hình ra sao? Nếu trường hợp giả định như thế xảy ra, theo ông: “Chúng ta hoàn toàn biết rằng tình hình tệ hại sẽ xảy ra ngay lập tức, các thành phần tội ác sẽ khủng bố các thành phố này, sẽ có nhiều người mất mạng hơn bao giờ hết.”

Tác giả này tiếp tục cảnh báo nếu Mỹ “không quyết tâm giữ lấy trọng trách cảnh sát thế giới” thì hậu quả sẽ vô cùng thảm hại cho thế giới và ngay cả Mỹ. Nhưng liệu chúng ta so sánh hai trường hợp vắng quân đội Mỹ trên thế giới và thiếu vắng cảnh sát trong các thành phố Hoa Kỳ giống nhau hay chăng? Sự so sánh này nhanh chóng sụp đổ bởi những so sánh sau đây:So sánh giữa nhu cầu cảnh sát đường phố và nhu cầu lực lượng quân sự Mỹ hiện diện quốc tế hoàn toàn sai lầm. Mỗi khi Nữu Ước hay Luân Đôn có được cảnh sát bảo vệ do chính những công dân của nước họ, những người đồng văn hoá, lịch sử, cùng tiếng nói với nhau. Luật pháp bắt buộc các cảnh sát viên này thi hành sau khi dự luật được tranh tụng được bầu cử và được các nghị viên lập pháp phía hành pháp do dân bầu lên ban bố. Nếu dân không thích một luật lệ nào thì có thể thông qua trưng cầu dân ý hay các lãnh đạo chính quyền thi hành ý dân thay đổi luật. Người dân đóng thuế để vận hành bộ máy chính quyền dân sự do các nhân viên lãnh lương và làm việc để bảo vệ lợi ích cho dân.

Xem thêm: 25 Con Vật Đột Biến Gen Ở Động Vật Đột Biến Có Hình Thù Kỳ Quái (Kỳ 1)

Chúng ta thử tưởng tượng cư dân tại Nữu Ước hay Dallas, Texas hai thành phố tự hào mãnh liệt về con người và di sản của họ, sẽ phản ứng ra sao nếu không được các cảnh sát của mình bảo vệ mà toàn là các cảnh sát đến từ Thượng Hải hay Sevastopol (Nga) và áp dụng luật pháp được Trung Cộng và Nga chuẩn thuận? Câu hỏi quá rõ ràng là không. Đây là thí dụ trả lời tại sao vai trò cảnh sát quốc tế của Mỹ thực chất không thành công là vậy.

Có ai đó bị cảnh sát bắt giữ trong thành phố người cảnh sát này phải có bổn phận phải chứng minh với toà rằng cá nhân này phạm tội. Nghi phạm cũng phải trưng ra bằng chứng mình vô tội và có bồi thẩm đoàn quyết định có tội hay không. Nếu nghi phạm này có tội, thì hình phạt sẽ cân xứng với tội trạng; dĩ nhiên đâu có án tử hình đối với tội đậu xe sai chỗ?

Cư dân bất cứ nơi nào trong địa bàn họ ở đều muốn có chính quyền cai quản và bảo vệ bằng luật pháp họ chọn lấy. Những người bảo vệ cho họ đều có chung tiếng nói văn hoá của họ, ngoài ra còn có những luật lệ kèm theo đề phòng lạm quyền của lực lượng cảnh sát.

Thế giới đâu soạn sẵn những thứ này cho lực lượng Hoa Kỳ khi họ thi hành bổn phận cảnh sát đối với thế giới. Nếu người dân Mỹ không bao giờ muốn dù bất cứ hoàn cảnh nào, lại chấp thuận bị cai trị bởi lực lượng ngoại lai trên đất Hoa Kỳ thì tại sao chúng ta lại mong những công dân nước khác lại chấp nhận và tuân theo cách thi hành luật lệ diễn dịch bởi các lực lượng quân sự Hoa Kỳ?Còn tiếp 1 kỳ