Cách trồng hoa thược dược nở đúng tết

      348

Hoa thược dược (Dahlia Variablis Desh) có nguồn gốc từ Mêxico được du nhập vào nước ta và được trồng phổ biến ở một số vùng chuyên canh như Đà Lạt, Hà Nội, Hưng Yên...

Bạn đang xem: Cách trồng hoa thược dược nở đúng tết

Trước đây, người ta trồng hoa thược dược chủ yếu để cắt cành và trưng trong những ngày Tết ở miền Bắc bởi sẽ thật khiếm khuyết khi trong nhà thiếu lọ hoa thược dược rực rỡ sắc màu, điểm thêm vài cành vilolet tím cùng hoa cúc vàng.Bẵng đi một thời gian, do sự du nhập của các loại hoa mới từ nước ngoài như hoa lan hồ điệp, địa lan, hoa lily, hoa tulip... mà thú chơi thược dược cắt cành ngày Tết bị dần đi vào lãng quên.Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc biệt vào dịp Tết Mậu Tuất 2018, thú chơi hoa thược dược cắt cành bỗng hồi sinh trở lại, đi cùng với nó xuất hiện thêm thú chơi hoa thược dược mới - thược dược trồng chậu.Nắm bắt được xu hướng trên, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh đã tiến hành nghiên cứu tuyển chọn được một số giống hoa thược dược lùn rất thích hợp với trồng chậu (như giống TDL-03 hoa màu vàng, TDL-05 hoa màu đỏ) cũng như xây dựng nên quy trình trồng, chăm sóc đối với giống thược dược trồng chậu.

*
Sau đây là một số lưu ý trong việc trồng, chăm sóc thược dược trồng chậu để có được những chậu hoa thược dược sai hoa, hoa to, màu sắc rực rỡ.1. Lựa chọn giống thích hợp cho trồng chậuThược dược thuộc loại cây hoa có màu sắc đa dạng và phong phú, hoa có 2 dạng: hoa đơn và hoa kép. Dựa vào chiều cao cây mà phân thành các nhóm sau:- Nhóm cao cây: Là nhóm cây có chiều cao > 80cm, phù hợp để sử dụng làm hoa cắt cành.- Nhóm cao trung bình: Là nhóm cây có chiều cao 40-80cm phù hợp để sử dụng làm hoa cắt cành, trồng bồn trang trí và trồng chậu.- Nhóm thấp cây: Là nhóm cây có chiều cao Như vậy, có thể thấy rằng trong các nhóm trên thì nhóm thấp cây là thích hợp hơn cả với việc trồng chậu trang trí.2. Thời vụ trồng- Vùng đồng bằng sông Hồng: Thường trồng vào vụ thu đông, đông xuân (từ tháng 9 - tháng 2 năm sau).- Vùng núi cao (Mộc Châu, Sa Pa, Đà lạt...): Có thể trồng quanh năm.3. Đất (giá thể) trồng:- Giá thể trồng hoa thược dược trong chậu cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt.- Thông thường, thành phần giá thể gồm: đất, xỉ than (mùn cưa, xơ dừa), phân chuồng hoai mục được phối trộn theo tỷ lệ: ½ đất phù sa + ¼ xỉ than + ¼ phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn cần khử trùng nấm bệnh trong giá thể bằng cách pha dung dịch Ridomil Gold 68WG (nồng độ 3g/lít) hoặc Daconil 75WP (1g/lít nước) tưới đều vào giá thể (40-50 lít dung dịch/1 m3 giá thể).4. Chậu trồng: Tùy mục đích sử dụng để chọn chậu trồng cho phù hợp về kích thước, chất liệu. Có thể sử dụng chậu nhựa, bầu đen với kích thước 17x21, 20x30...5. Kỹ thuật trồng:- Chuẩn bị cây giống: Thược dược có thể trồng từ cây gieo hạt, cây nuôi cấy mô hoặc cây giâm cành. Tiêu chuẩn cây giống: chiều cao 4-7cm, số lá/cây 4-8 lá thật.- Kỹ thuật trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm.

Xem thêm: Tải Game Siêu Nhân 24H - 񠒟 Sieu Nhan' Online Free

Trước khi trồng tưới ẩm 70-80%. Trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới bằng doa tưới, tưới nhẹ nhàng tránh làm bật rễ, sau tưới đảm bảo ẩm độ giá thể đạt khoảng 90%. Xếp chậu lên giàn hoặc trên nền với khoảng cách 20x20cm (9 chậu 1 cây/m2).6. Chăm sóc sau trồng:- Che nắng: Giai đoạn đầu mới trồng sử dụng lưới đen có độ che giảm ánh sáng 50% để che cho cây. Sau trồng 10-15 ngày, khi cây đã bén rễ và hồi xanh gỡ bỏ từ từ lưới đen (chỉ che vào buổi trưa và vào lúc nắng to). Sau trồng 20 ngày gỡ bỏ lưới che hoàn toàn.- Tưới nước: Tưới ngày hai lần, tưới vào buổi sáng và trễ vào buổi chiều để tránh cây bị cháy nắng, không tưới quá nhiều làm cây bị úng.- Bấm ngọn tạo tán: Sau trồng 10-15 ngày tiến hành bấm ngọn lần 1, cách gốc 7-8 cm (còn lại từ 3-4 cặp lá). Sau đó 15-20 ngày tiếp theo bấm lần 2. Lần bấm ngọn thứ 2 để lại từ 2-3 cặp lá ở trên mỗi nhánh. Tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch mà có thể bấm ngọn lần thứ 3. Thời gian từ lần bấm cuối đến lúc nở hoa khoảng 50-55 ngày.- Bón phân thúc: Sử dụng các loại phân bón NPK tổng hợp có bổ sung thành phần vi lượng, hòa tan tưới trên gốc. Ngoài ra nên kết hợp sử dụng thêm một số loại phân bón qua lá như: Đầu trâu 502, 702...- Phòng trừ sâu, bệnh: Chậu hoa thược dược dễ bị tấn công bởi một số loại sâu như: Sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu khoang ăn lá và một số loại bệnh hại như: Bệnh thối thân và bệnh phấn trắng. Cần theo dõi để phát hiện sớm sâu bệnh, ưu tiên dùng các phương pháp sinh học như bẫy, bả, ngắt bỏ lá bị bệnh...Tuy nhiên nếu trường hợp sâu bệnh vượt ngưỡng kiểm soát thì cần sử dụng một số loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh như Trigard 100SL, Pegasus 500EC, Ascend 20SP, Sherpa 25EC, Anvil 5SC, Score 250EC, Topsin M 70WP...- Thu hoạch hoa: Sau trồng 85-90 ngày cây có 1-2 nụ hoa hé màu sẽ thu hoạch. Cây hoa thược dược lùn nhỏ xinh được trồng chậu để ban công hay cửa sổ, bàn học, bàn làm việc rất đẹp hoặc có thể trồng phối với một số cây rủ khác tạo chậu hoa tổ hợp, trồng cảnh quan với một số loại khác.