Cách trồng cây sen cạn

      510
Hoa sen cạn là loài cây mang lại rất nhiều công dụng hữu ích, từ làm cảnh cho đến ẩm thực hay cả trong lĩnh vực y học.

Bạn đang xem: Cách trồng cây sen cạn

Cây sen đất và cách trồng, chăm sóc hiệu quảKhông những vậy, cách trồng và chăm sóc cây sen cạn cũng rất đơn giản.Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua những thông tin dưới đây nhé.

Đặc điểm cây hoa sen cạn

Sen cạn có tên khoa học là Tropaeolum majus L, là một loài thực vạt có hoa trong họ Sen cạn (Tropaeolaceae).Cây có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ sau đó lan dần ra nhiều khu vực khác. Tại Việt Nam, cây còn được gọi với nhiều tên khác như hạn hà thảo, hà diệp liên
*
Cây hoa sen cạn
Sen cạn là loài thân thảo, mọc lan theo bụi với chiều cao hạn chế, chỉ từ 20 – 25cm, trong điều kiện tự nhiên phù hợp có thể lên tới 50cm. Thân cây dạng ống, nhỏ và mềm, lá mọc trực tiếp từ thân với cuống dài.Lá cây có phiến hình tròn hơi to, cuống nằm giữa phiến. Lá có màu xanh nhạt, mép uốn lượn sóng. Nhìn chung lá cây khá giống lá sen nên được gọi là sen cạn.Hoa sen cạn nở quanh năm, mọc riêng lẻ từ nách lá. Hoa có đường kính từ 3 – 5cm, được kết hợp từ 5 – 6 cánh mềm, tỏa đều xung quanh. Tùy loài mà hoa của sen cạn sẽ có màu vàng, cam hoặc đỏ.
Hoa sen cạn khá đa dạng về màu sắc
Về đặc tính sống, sen cạn là loài ưa sáng nhưng chịu úng và chịu nắng gắt kém. Cây sống được trên nhiều loại đất khác nhau, nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc tách bụi.

Công dụng của hoa sen cạn

Đầu tiên phải kể đến là tác dụng trang trí, nhờ chiều cao thấp nhưng vẫn giữ được dáng vẻ um tùm, hoa nở quanh năm lại nhiều màu sắc, cây sen cạn được ưa chuộng trồng cảnh ở nhiều vị trí.Bạn có thẻ trồng cây ở các luống hoa, trang trí tiểu cảnh sân vườn, trồng trong chậu trang trí ở bàn làm việc, bàn học, ban công, giếng trời…Một chậu sen cạn nhỏ xinh cũng là món quà tặng đầy ý nghĩa trong những dịp đặc biệt.
Sen cạn được trồng như một loài cây cảnh
Sen cạn còn có tác dụng thanh lọc bụi bẩn, mang tới không gian sống trong lành. Mùi hương đặc biệt có khả năng xua đuổi côn trùng, ruồi muỗi hiệu quả.Trong sen cạn có chứa nhiều vitamin C, nên người ta tận dụng cây như một loại thực phẩm trong các món salad, rau sống hay nấu súp. Nụ hoa và quả xanh có thể ngâm giấm làm gia vị.Trong nhiều ghi chép Đông y, cây sen cạn có vị cay, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát huyết, cầm máu, điều kinh, lợi tiểu, nhuận tràng, trừ ho và chống bệnh scorbut (hoạt huyết), chữa các rối loạn của phế quản và phổi, viêm bàng quang và viêm phế quản…Rất nhiều công dụng hữu ích đúng không nào.

Xem thêm: How Do You Get Naruto Vs Bleach? One Piece Vs Naruto 4

Cách trồng và chăm sóc cây sen cạn

Cách trồng cây sen cạn

Đầu tiên ta cần chuẩn bị đất trồng, bạn có thể chọn loại đất nào cũng được, nhưng phải đảm bảo đất tơi xốp và có khả năng thoát nước.Tốt nhất là trộn thêm ít phân chuồng, xơ dừa, mùn. Nếu trồng trong bầu cây hay chậu thì phải có lỗ thoát nước đầy đủ.Để cây sinh trưởng nhanh, ta nên nhân giống bằng cách tách bụi. Từ bụi cây mẹ, ta chọn ra một thân con có 2 – 3 cặp lá, không có dấu hiệu sâu bệnh. Sau đó nhẹ nhàng tách thân này ra khỏi bụi mẹ, trồng ra phần đất hay chậu đã chuẩn bị từ trước, tưới nước để duy trì độ ẩm.Chỉ sau vài ngày là cây sẽ bén rễ và sinh trưởng như cây mới.
Nhân giống cây sen cạn

Cách chăm sóc cây sen cạn

Là loài sinh trưởng nhanh, lại phù hợp với nhiều môi trường nên cách chăm sóc cây sen cạn cũng không có gì quá phức tạp.Nước tưới: không phải là loài ưa ẩm, bạn không cần phải tưới nước cho cây sen cạn quá nhiều. Tần xuất tốt nhất là 2 lần mỗi tuần, nếu vào mùa mưa thì giảm xuống mỗi lần 1 tuần. Khi tưới nhớ căn vừa đủ ẩm đất, không tưới nhiều gây ngập úng.Ánh sáng: sen đá là loài ưa sáng nhưng chịu nắng gắt kém, nên vị trí đặt cây cần chú ý nhiều. Bạn cần đặt cây ở nơi thoáng mát và có ánh sáng gián tiếp, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây. Nếu đặt cây trong nhà thì mỗi tuần có thể mang cây ra ngoài khoảng 1 tiếng cho cây quang hợp.
Đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng nhẹ
Dinh dưỡng: nhu cầu phân bón của cây sen cạn không cao. Bạn chỉ cần bón 1 lần sau khi trồng cây, sau đó cứ 4 tháng 1 lần bạn hòa chung phân NPK vào nước và tưới cho cây là được.Sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc, bạn nhớ thường xuyên cắt tỉa và quan sát, nếu thấy cây có tình trạng rệp hại thì cần lau sạch, nếu lan rộng thì phải mua thuốc về phun ngay.Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, đặc tính sống, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây hoa sen cạn.Dù không quá chi tiết nhưng vẫn đủ để bạn có kinh nghiệm tự mình chăm sóc một vài chậu trong nhà, chúc bạn thành công.