Cách lên báo cáo tài chính theo thông tư 200

      436

Với những doanh nghiệp lớn, kế toán của DN này chắc chắn phải hiểu về cách lập BCTC theo thông tư 200. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn tổng quát nhất cho bạn về cách lập BCTC theo thông tư 200 cho doanh nghiệp.

Bạn đang xem: Cách lên báo cáo tài chính theo thông tư 200

*
Chia sẻ bạn cách lập BCTC theo thông tư 200 mới nhất

Cách lập BCTC theo thông tư 200

Trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần nắm rõ 6 nguyên tắc được quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Và nằm lòng trong suốt quá trình lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC.

Sáu nguyên tắc lập BCTC của kế toán gồm: nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc dồn tích, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc trọng yếu và tập hợp, nguyên tắc bù trừ và nguyên tắc có thể so sánh. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ chi tiết từng nguyên tắc để đảm bảo tuân thủ đúng quy định nhé!

Nguyên tắc lập BCTC theo thông tư 200

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Khi lập BCTC kế toán phải đảm bảo tính liên tục được thể hiện. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Trong trường hợp nếu DN có ý định giải thể/ngừng hoạt động kinh doanh thì cần được nêu rõ kèm theo lý do để làm căn cứ lập BCTC.

Nguyên tắc dồn tích

Cơ sở dồn tích: là các nghiệp vụ thu chi được ghi nhận tại thời điểm phát sinh hoạt động giao dịch/thời gian xảy ra sự kiện mà không phụ thuộc lúc nào là DN thực chi/thực thu. Dựa trên số liệu và nguyên tắc này, kế toán ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC (trong kỳ kế toán liên quan).

Nguyên tắc nhất quán

Có nghĩa là các mục được thể hiện trong BCTC phải được thống nhất trong tất cả các niên độ. Trừ một số trường hợp dưới đây:

Khi có sự thay đổi trong chuẩn mực kế toán được sửa đổi hoặc bổ sung mới.Trường hợp DN thay đổi hoạt động, bản chất. Và cần thay đổi các khoản mục để thể hiện hợp lý hơn các giao dịch.Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp

Theo nguyên tắc trọng yếu và tập hợp thì:

Các khoản mục trọng yếu: kế toán trình bày riêng biệt.Các khoản mục không trọng yếu: được tập hợp và trình bày trong những mục cùng tính chất.

Và với các thông tin không trọng yếu thì kế toán không cần tuân thủ các quy định về trình bày BCTC.

Nguyên tắc bù trừ

Trong báo cáo thì tài sản và nguồn vốn được ghi nhận tách biệt. Chỉ thực hiện bù trừ tài sản và nguồn vốn trong trường hợp:

Cả tài sản và nguồn vốn phát sinh từ các giao dịch/sự kiện cùng loại, liên quan đến một đối tượng và phải có vòng quay nhanh.Bù trừ khi lập BCTC hợp nhất: Khi này thì tất cả các khoản mục phát sinh nội bộ giữ công ty mẹ và đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau (trường hợp bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí).Nguyên tắc có thể so sánh

Khi trình bày các số liệu trên Bảng cân đối kế toán, BC kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các kỳ, kế toán phải đảm bảo có thể so sánh được thông tin. Đặc biệt phải bắt buộc giải trình các thông tin trọng yếu vì thông qua đó người đọc sẽ đánh giá được tình hình của doanh nghiệp.

*Với các mục không có số liệu, DN có thể để trống và đánh lại số thứ tự nhưng giữ nguyên mã số các chỉ tiêu.

Xem thêm: Cận Cảnh Loài Cá Sấu Mõm Dài Tồn Tại Từ Thời Tiền Sử 100 Triệu Năm Qua

Như các bạn đã biết bộ báo cáo tài chính căn bản gồm: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. Vậy trước khi hướng dẫn các bước lập BCTC và ghi nhận các chỉ tiêu BCTC theo thông tư 200 thì các bạn tải biểu mẫu dưới đây để tham khảo và sử dụng.

*
Nguyên tắc lập BCTC theo thông tư 200

Tải biểu mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200

Bảng cân đối kế toánMẫu số B01 – DN
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhMẫu số B02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệMẫu số B03 – DN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chínhMẫu số B04 – DN

Các bạn tải Bảng cân đối kế toán, Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dưới đây!

*

Các bước lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

1/ Tập hợp và đối chiếu chứng từ

Căn cứ vào tất cả các hóa đơn phát sinh và báo cáo thuế đã kê khai, kế toán so sánh, đối chiếu. Để kiểm tra xem DN có bị thiếu hóa đơn không và các kê khai đã đúng và đủ hay chưa. Từ đó có phương pháp thích hợp để xử lý.

2/ Tiến hành chuyển đổi số dư

Kế toán thực hiện chuyển đổi số dư:

Số dư chi tiết về vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang phản ánh trên TK 1113 và 1123.Các khoản trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu trên TK 1212.Về các khoản cho vay, tiền gửi có kỳ hạn dài hạn trên TK 228.Giá trị của hàng hóa bất động sản do doanh nghiệp xây dựng, sản xuất, đang theo dõi trên TK 1567.Số dư TK 142, 144; Số dư TK 311, 315, 342Các khoản dự phòng trên TK 129, 139, 159.Giá trị bất động sản do doanh nghiệp đầu tư, xây dựng (không phải đầu tư để bán như hàng hóa) trên TK 1567.Các khoản đầu tư vào công ty liên kết trên TK 223.Khoản trích trước chi phí sửa chữa, duy trì cho TSCĐ, chi phí hoàn nguyên môi trường, hoàn trả mặt bằng và các khoản tương tự trên TK 335 – Chi phí phải trả.Số dư TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính.

Để chi tiết chuyển đổi bạn tham khảo Điều 126 Thông tư 200/2014/TT-BTC.

3/ Kiểm tra lại các bút toán từng tháng

Rà soát lại tất cả các nghiệp vụ đã được hạch toán hàng tháng. Phân biệt rõ các loại doanh thu và chi phí theo hoạt động bán hàng, tài chính và hoạt động khác của DN.

4/ Phân loại tài sản và nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn

Theo quy định với tài sản và nợ có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng thì đó là ngắn hạn. Còn ngược lại thì là tài sản và nợ dài hạn. Việc phân loại này sẽ giúp các thông tin về tài sản và nợ thể hiện chính xác trên “Bảng báo cáo tài chính”.

5/ Lập báo cáo tài chính

Sau khi đã kiểm tra tất cả các nghiệp vụ, các bút toán, phân loại tài sản và nợ, kế toán tiến hành lập BCTC. BCTC gồm “Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính”. Các chủ doanh nghiệp có thể xem bài viết cách xem báo cáo tài chính để nắm tình hình doanh nghiệp. Tiếp theo các bạn xem hướng dẫn ghi nhận các chỉ tiêu BCTC theo thông tư 200 trong nội dung tiếp theo dưới đây:

*
Các bước lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Hướng dẫn ghi nhận các chỉ tiêu BCTC theo thông tư 200

Lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Hồ sơ làm căn cứ để lặp bảng CĐKTSổ kế toán tổng hợpSổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.Bảng cân đối kế toán năm trước liền kề.

Lưu ý: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

Trên đây cách lập BCTC theo thông tư 200 cho doanh nghiệp. Tuy còn nhiều vấn đề chưa giải đáp được cho bạn nhưng hi vọng cung cấp được phần nào thông tin để bạn hiểu căn bản về Bộ BCTC, các bước cụ thể, cũng như những nguyên tắc cơ bản nhất để lập báo cáo cho doanh nghiệp.