Cách chăm sóc cây xương rồng tròn

      309

Cây xương rồng là một trong những loại cây có cách trồng đơn giản và dễ chăm sóc nhất, dễ dàng hơn nhiều những loại loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ dàng thích nghi với thời tiết, khí hậu. Chỉ với một vài kĩ thuật nhỏ là bạn đã có thể thực hiện cách trồng xương rồng thành công.

Bạn đang xem: Cách chăm sóc cây xương rồng tròn

Đã từ rất lâu, xương rồng trở thành một loại cây cảnh vô cùng phổ biến, đặc biệt là giới trẻ, bởi đặc tính dễ phát triển và không cần phải chăm sóc quá nhiều. Nhưng nếu thực hiện trồng cây xương rồng đúng kỹ thuật, chậu cây cảnh sẽ đẹp và bền hơn nhiều.

Bạn có thể trồng cây xương rồng trước cửa nhà, bên cửa sổ, bàn làm việc,.. hay tâm lí hơn mà các bạn nam nữa cực kì thích đó là được người yêu tặng cho mình 1 cặp xương rồng đôi, mỗi người giữ 1 chậu nhỏ xinh, tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, ý nghĩa.

Đến với bài viết hôm nay, tinhte.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng xương rồng, cũng như những kỹ thuật, cách chăm sóc để cây được bền đẹp và khỏe mạnh nhé.


Mục Lục

Cách trồng xương rồng bằng hạt giốngCách chăm sóc cây xương rồngTác dụng và ý nghĩa của cây xương rồng

Đặc điểm cây xương rồng

Tuy chỉ với một tên gọi là cây xương rồng nhưng chúng lại được chia thành nhiều chi và loài khác nhau, mỗi loài lại mang những hình dáng riêng biệt. Ước tính có khoảng 1500 tới 1800 loài xương rồng trên thế giới và tại Việt Nam có trên 100 loài xương rồng.

*
*
*
*
*

Tác dụng và ý nghĩa của cây xương rồng

Những tác dụng, ý nghĩa của cây xương rồng bạn đã tò mò về chúng bao giờ chưa? Dưới đây là những tác dụng cũng như ý nghĩa mà cây xương rồng mang lại chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ đó.

1, Tác dụng của cây xương rồng

Có khả năng làm giảm tác hại của những tia bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, radio,…

Một số loại xương rồng còn được chế biến thành những món ăn (chủ yếu là xương rồng nopal hay còn có tên gọi là xương rồng tai thỏ) như gỏi, salad,…

Một số loại xương rồng được dùng làm những vị thuốc chữa bệnh. Từ xa xưa, tác dụng của cây xương rồng trong dân gian được mọi người truyền rằng chúng có khả năng sát trùng, tiêu thũng, thông tiện.

Xem thêm: Lịch Sử Phố Cổ Hội An Hình Thành Thế Nào? Lịch Sử Phố Cổ Hội An

Lá xương rồng giúp thanh nhiệt, giải độc. Còn công dụng của nhựa cây xương rồng là chống ngứa hoặc chữa đau bụng. Quả của cây còn có thể sử dụng làm thuốc trị bệnh ho gà.

Lưu ý:

Tuy xương rồng có tác dụng chữa bệnh nhưng thân xương rồng vẫn chứa chất độc nếu không biết cách sử dụng.

Và không phải loại xương rồng nào cũng có thể dùng làm thuốc, hoặc chế biến thành món ăn, vì vậy bạn phải tìm hiểu kỹ trước khi có ý định dùng nhé.

2, Ý nghĩa của cây xương rồng

Đã biết cách trồng xương rồng thì bạn cũng nên biết một chút về ý nghĩa của loại cây này, để khi vun trồng càng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ đúng không nào?

Xương rồng vẫn luôn sống tốt dù chúng ở trong điều kiện thời tiết có khắc nghiệt thế nào. Sức sống mãnh liệt của cây xương rồng tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, kiên cường, sự nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt qua nghịch cảnh, khẳng định bản thân mình.

Bên ngoài gai góc bên trong mọng nước, xương rồng còn đại diện cho những con người có vẻ ngoài mạnh nhưng bên trong lại yếu đuối. Dù bên ngoài có cứng cỏi, “lỳ đòn” bao nhiêu thì từ sâu bên trong vẫn chỉ là một tâm hồn mong manh, chan chứa tình cảm.

Ngoài ra, những cặp đôi yêu nhau thường lựa chọn xương rồng làm quà tặng cho nhau để thể hiện một tình cảm bền bỉ, thủy chung, nguyện lòng sắt son trọn đời với nhau.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng xương rồng cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cây xương rồng rồi. Qua bài viết này tinhte.edu.vn hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây xương rồng khỏe mạnh, tặng cho người mình thương, yêu nhau tới trọn đời như ý nghĩa của nó mang đến nhé. Chúc các bạn thành công!