Các ngành liên quan đến kinh tế

      627

Bạn đang xem: Các ngành liên quan đến kinh tế

Kinh tế là chuyên ngành gồm rất nhiều phân ngành khác nhau và không ngừng thay đổi, cập nhật theo xu hướng của thị trường. Khi nào thị trường còn sản sinh ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới thì lúc đó kinh tế cũng sẽ vận động để thích nghi với thời đại. Bạn đang chuẩn bị chọn ngành nghề kinh tế để theo đuổi nhưng chưa biết Kinh tế gồm những ngành nào? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
*

Kinh tế là gì?

Kinh tế (tiếng anh: Economy) là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực khan hiếm. Nói cách khác kinh tế học nghiên cứu cách con người quản lý các nguồn lực khan hiếm của nó. Các nhân tố cơ bản trong hoạt động sản xuất của con người bao gồm lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất.
*

Xem thêm: Lợi Ích Của Việc Uống Sữa Có Tác Dụng Gì, 10 Lợi Ích Không Ngờ Từ Việc Uống Sữa Hàng Ngày

Kinh tế bao gồm rất nhiều phân ngành khác nhau, khoa kinh tế của các trường đại học sẽ đào tạo 3 nhóm chính sau đây:

1. Nhóm ngành quản trị

Nhóm ngành quản trị trong kinh kế cung cấp các kiến thức chuyên sâu, kỹ năng cần thiết để trở thành nhà quản trị trong tương lai. Nhóm ngành quản trị bao gồm:Quản trị kinh doanh.Quản trị kinh doanh quốc tế.Quản trị lữ hành.Quản trị tổng hợp.Thương mại.Marketing.Ngoại thương.
*

2. Nhóm ngành kinh tế tài chính

Nhóm ngành kinh tế tài chính giúp cho người học có các kiến thức tài chính doanh nghiệp, quốc tế, phân tích tài chính, nghiệp vụ ngân hàng, quản trị tài chính công ty các quốc gia, hoạch định ngân sách…Mục đích chính của ngành này là đào tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tư duy, tính toán mức độ sinh lời của một dự án, hướng đi của dòng tiền, phân tích thị trường và từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

3. Nhóm ngành kinh tế kế toán, kiểm toán

Kế toán và kiểm toán đóng vai trò hết sức quan trong doanh nghiệp, công ty càng lớn thì đòi hỏi trình độ nghiệp vụ càng lớn. Nhiệm vụ chính của nhân sự ngành này là giúp doanh nghiệp quản lý nguồn tiền, cân đối tài chính và phân bổ ngân sách cho công ty.2 ngành này thường được gắn liền chặt chẽ với nhau, đều làm việc với sổ sách, hóa đơn chi thu nhưng kiểm toán sẽ kiểm tra, đánh giá chất lượng của người làm kế toán viên.

Học ngành kinh tế ra làm gì?

Các phân ngành kinh tế được đào tạo ở hầu hết các trường từ Trung Cấp đến Đại học ở Việt Nam nên độ cạnh tranh là cực kỳ lớn. Khi đã tham gia vào ngành này, bạn phải học hỏi liên tục, không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân để đáp ứng những đổi mới, sáng tạo không ngừng nghỉ của kinh tế.
*

Các vị trí thường được tuyển dụng cho sinh viên ngành kinh tế đó là:Nhân viên kinh doanh.Nhân viên kế toán.Nhân viên ngân hàng.Nhân viên kiểm soát tài chính.Chuyên viên xuất nhập khẩu.Nhân viên chứng từ logistics.Nhân viên Marketing.Quản lý nhà hàng, khách sạn.…

Tóm lại Kinh tế gồm những ngành nào?

Kinh tế sẽ bao gồm 3 nhóm ngành chính đó là: quản trị, tài chính, kế toán – kiểm toán. Trong đó, các ngành kinh tế được đào tạo tại nhiều trường trung cấp, cao đẳng, đại học tại Việt Nam như: quản trị kinh tế, quản trị nhà hàng khách sạn, kế toán, tài chính marketing…