Các ngành kinh tế việt nam

      189
Xác định các ngành kinh tế có lợi thế phát triển trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Trong quá trình thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới, luôn có sự tăng trưởng không đồng đều giữa các ngành trong nền kinh tế dưới tác động của tự do hóa thương mại. Chính vì vậy, cần xác định các ngành kinh tế có lợi thế, đề xuất giải pháp thúc đẩy các ngành này phát triển nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, gia tăng phúc lợi xã hội.

Bạn đang xem: Các ngành kinh tế việt nam


*
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm, khảo sát Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ UAC (Mỹ)tại thành phố Đà Nẵng_Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Khái niệm ngành kinh tế có lợi thế phát triển
Ngành kinh tế có lợi thế phát triển là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là khi một quốc gia mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Có nhiều lý thuyết kinh tế học đề cập đến chủ đề này ở những góc độ khác nhau. Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A-đam Xmít, ngành có lợi thế phát triển là những ngành tham gia vào thương mại quốc tế với chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, lý thuyết lợi thế tương đối của Đa-vít Ri-các-đô cho rằng, ngành có lợi thế phát triển là những ngành có chi phí cơ hội thấp nhất. Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của Đa-vít Ri-các-đô, lý thuyết lợi thế so sánh các nguồn lực dồi dào của E-li Héc-chơ và Bơ-tin Ô-lin cho rằng, tất cả quốc gia đều có công nghệ tương tự nhưng khác biệt về các nhân tố sản xuất, như lao động, đất đai, vốn và tài nguyên thiên nhiên. Do đó, ngành có lợi thế phát triển sẽ là ngành sử dụng nhiều hơn yếu tố sản xuất mà nền kinh tế có thuận lợi nhất. Lý thuyết phát triển không cân đối của An-bớt Hai-xman xác định ngành có lợi thế phát triển bằng cách đo lường tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của một ngành lên các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế thông qua chỉ số liên kết ngược và liên kết xuôi. Theo đó, lý thuyết phát triển không cân đối cho thấy, những cơ sở của việc lựa chọn các ngành có lợi thế phát triển là: 1- Những ngành chủ đạo mà có các tác động liên kết về phía trước hay liên kết phía sau lớn; 2- Những ngành có khả năng tạo ra nhiều vòng nhu cầu khác nhau cho các ngành khác; 3- Những ngành cốt lõi thúc đẩy tạo ra các cực tăng trưởng.

Theo lý thuyết mô hình bảng cân đối liên ngành của Va-xi-li Lê-ôn-chép (năm 1973), ngành có lợi thế phát triển là ngành có thể tác động mạnh nhất tới các ngành khác trong nền kinh tế hay ngành có các hệ số lan tỏa hay độ nhạy cao nhất có thể. Ở một góc độ khác, lý thuyết thương mại mới của Pau Cru-man (năm 1979) đưa ra giải thích cho các phương thức thương mại quốc tế và phân bố địa lý của hoạt động kinh tế bằng cách xem xét tác động của tính kinh tế theo quy mô và sở thích đa dạng của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ. Từ đó, lý thuyết thương mại mới cho thấy, ngành có lợi thế phát triển phải là những ngành cho phép khai thác các yếu tố lợi thế truyền thống hiệu quả, đồng thời phải được chuyên môn hóa sản xuất sâu dựa trên tính hiệu quả theo quy mô và hướng đến đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Như vậy, có nhiều quan điểm và cách thức khác nhau để xác định ngành có lợi thế phát triển. Từ cơ sở lý luận trên, có thể tổng kết các luận điểm chính về ngành kinh tế có lợi thế phát triển, cụ thể:

Thứ nhất, ngành có lợi thế phát triển là ngành có năng suất cao trong mối tương quan với năng suất của thế giới, có quy mô thị trường thế giới lớn, có lợi thế so sánh về nguồn lực dồi dào, có chi phí đầu vào thấp, có các rào cản thương mại và phi thương mại thấp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế.

Thứ hai, ngành có lợi thế phát triển là ngành có những tác động tích cực nhất đến xuất khẩu, đến các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế thông qua các mối liên kết kinh tế gắn với các ưu tiên của từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Thứ ba, ngành có lợi thế phát triển là ngành có năng suất cao và có thể tận dụng các nhân tố thúc đẩy nâng cao năng suất, có khả năng và tạo lập được năng lực cạnh tranh cao với môi trường kinh doanh thuận lợi, gắn liền với phát triển các cụm ngành tạo ra hiệu ứng cộng hưởng và tác động lan tỏa, thúc đẩy tăng năng suất, đổi mới sáng tạo, thương mại hóa và khởi nghiệp.

Thứ tư, ngành có lợi thế phát triển là ngành cho phép khai thác các yếu tố lợi thế hiệu quả nhất, đạt được tính hiệu quả theo quy mô với sự chuyên môn hóa sâu, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường thế giới.

Thứ năm, ngành có lợi thế phát triển là ngành tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu như một mắt xích; có thể trở thành người dẫn đầu, điều phối, nâng cấp chuỗi; chiếm tỷ lệ cao trong phân phối giá trị gia tăng của chuỗi.

Thứ sáu, ngành có lợi thế phát triển là ngành có tính mới, tính tiên phong, tính đột phá, tính công nghệ, tính động, tính độc đáo.

Xem thêm: Thông Báo Tìm Chủ Sở Hữu Xe Máy, Xe Oto Như Thế Nào? Thông Báo Tìm Chủ Sở Hữu Xe Mô Tô

Từ đó, khái niệm về ngành kinh tế (bao hàm sản xuất và dịch vụ) có lợi thế phát triển được xây dựng theo tiếp cận động và mở, với những nội hàm chính như sau:Ngành kinh tế có lợi thế phát triển là ngành có năng suất cao trong mối tương quan với năng suất của thế giới, cho phép huy động và sử dụng các nguồn lực lợi thế hiệu quả nhất, đạt được tính hiệu quả theo quy mô với sự chuyên môn hóa sâu, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường thế giới, tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu và có thể trở thành người dẫn đầu, điều phối, nâng cấp chuỗi cũng như chiếm tỷ lệ cao trong phân phối giá trị gia tăng của chuỗi và có những tác động tích cực nhất đến xuất khẩu.

Ngành kinh tế có lợi thế phát triển của Việt Nam

Trong thực tế, bối cảnh và điều kiện cũng như các ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế là khác nhau. Ngành kinh tế có lợi thế phát triển của Việt Nam được xác định dựa trên các cơ sở sau:

Về cơ sở khoa học, nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) làm phương pháp tiếp cận chính để phân tích, đánh giá và dự báo tác động của các FTA (cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan) đối với cơ cấu kinh tế theo ngành và xác định ngành có lợi thế. Nghiên cứu đã xây dựng các kịch bản khác nhau (dựa trên kịch bản cơ sở là không có tác động giảm thuế quan hay các biện pháp phi thuế quan) tương ứng với lộ trình thực hiện các cam kết theo các hiệp định quan trọng mà Việt Nam ký kết để mô phỏng và phân tích chi tiết tác động của từng FTA cũng như tác động tổng thể của tất cả các hiệp định này một cách đồng thời đến 41 ngành kinh tế, 8 vùng kinh tế, 20 nhóm hộ gia đình và 7 nhân tố sản xuất của Việt Nam dựa trên quan hệ thương mại với các quốc gia là thành viên của các FTA với Việt Nam.

Dữ liệu đầu vào chủ yếu của mô hình là bảng Ma trận hạch toán xã hội (SAM) của Việt Nam năm 2016. Bảng này được xây dựng trên cơ sở cập nhật dữ liệu từ Bảng I/O năm 2012 do Tổng cục Thống kê công bố năm 2015; Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016 (VHLSS 2016); dữ liệu về cán cân vĩ mô; dữ liệu về kim ngạch nhập khẩu từ các nước đối tác; dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến các nước đối tác; dữ liệu về thuế nhập khẩu và lộ trình giảm thuế của Việt Nam đối với hàng hóa của các nước đối tác và ngược lại; dữ liệu về rào cản phi thuế quan và lộ trình cắt giảm các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam và các nước đối tác.

Trên cơ sở các bảng I/O và SAM được hiệu chỉnh và cập nhật, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp phân tích cân đối liên ngành (I/O Analysis), phân tích ma trận hạch toán xã hội (SAM Analysis) để tính toán, xác định các hệ số liên kết của các ngành trong nền kinh tế. Kết quả phân tích từ bảng I/O và SAM đã cung cấp các chỉ số, như liên kết ngược, liên kết xuôi, tác động tạo việc làm và tác động lan tỏa để xác định các ngành có mức độ liên kết cao, có lợi thế phát triển. Bên cạnh đó, phân tích cụm ngành (Cluster) để nhận diện các ngành có lợi thế trong mỗi nhóm ngành, từ đó chỉ ra cách thức phân bổ và phân bổ lại nguồn lực phát triển kinh tế.

Tiêu chí lựa chọn ngành kinh tế có lợi thế phát triển.

Dựa trên các cơ sở chính trị - pháp lý và cơ sở khoa học nêu trên, các tiêu chí được đưa ra để lựa chọn ngành kinh tế có lợi thế phát triển như: 1- Dựa trên kết quả phân tích khách quan; 2- Có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu (có quy mô thị trường thế giới lớn, có các rào cản thương mại và phi thương mại thấp, tác động tích cực nhất đến xuất khẩu, có khả năng và tạo lập được năng lực cạnh tranh cao, đạt được tính hiệu quả theo quy mô với sự chuyên môn hóa sâu, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường thế giới, tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu như một mắt xích, có thể trở thành người dẫn đầu, điều phối, nâng cấp chuỗi; chiếm tỷ lệ cao trong phân phối giá trị gia tăng của chuỗi); 3- Có tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác (tác động tích cực nhất đến các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế thông qua các mối liên kết kinh tế, gắn liền với phát triển các cụm ngành tạo ra hiệu ứng cộng hưởng và tác động lan tỏa); 4- Sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường; 5- Có tính mới, tính tiên phong, tính đột phá, tính công nghệ, tính động, tính độc đáo; 6- Có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao (có năng suất cao và có thể tận dụng các nhân tố thúc đẩy nâng cao năng suất); 7- Sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam vẫn còn đang có lợi thế (có lợi thế so sánh về nguồn lực dồi dào, có chi phí đầu vào thấp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế); 8- Có năng suất cao trong mối tương quan năng suất của thế giới; 9- Có tính ổn định, kế thừa trong ngắn hạn và trung hạn, đột phá trong dài hạn.

Ngành kinh tế có lợi thế phát triển tại Việt Nam.

Theo kết quả của nghiên cứu, thay đổi kim ngạch xuất khẩu của các ngành trong dài hạn, cũng như tỷ lệ phần trăm thay đổi so với kịch bản cơ sở dưới tác động đồng thời của các FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA và RCEP) như sau: ngànhđiện thoại và các loại linh kiệncó mức tăng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, tiếp theo là ngành thuộc da, hàng dệt may, thực phẩm chế biến. Các ngànhhàng thủy sản,máy ảnh, máy quay phimdây điệncũng có mức tăng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên mức tăng này không lớn. Các ngành còn lại có mức tăng kim ngạch xuất khẩu giảm so với kịch bản cơ sở, đặc biệt là các ngành trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, máy móc thiết bị dụng cụ, hàng hóa khác và thương mại.