Các loại trái cây lạ ở việt nam

      555

Trái cây là loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ngoài những loại quả thông dụng trong các bữa ăn vẫn còn có các loại quả rất kì lạ. Có thể nó đã quen thuộc với một số quốc gia nhưng so với thế giới thì vẫn là loại quả kì lạ. Vậy đó là những loại quả gì? Hãy cùng La Factoria Web tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Các loại trái cây lạ ở việt nam

*
Các loại quả kỳ lạ luôn thu hút lòng hiếu kì của mọi người

Các loại quả kỳ lạ nhất thế giới

Quả Monsterio Delicio

*
Quả Monsterio Delicio có nguồn gốc ở rừng nhiệt đới

Loại trái cây này còn được gọi là Ceriman xuất hiện từ Mexico tới Panama, đây là một cây leo có nguồn gốc ở rừng nhiệt đới. Nó còn được gọi với nhiều tên khác nhau như thực vật pho mát Thụy Sĩ, cây thực vật pho mát, trái cây Salad, Monsterio Delicio, Monstereo, Monstera, Locust, Wild Honey,…

Quả Jabuticaba

*
Trái Jabuticaba có tên thường gọi là nho thân gỗ

Trái Jabuticaba là một loài trái cây trong họ Đào kim nương. Loài này được miêu tả khoa học đầu tiên năm 1956. Điều đặc biệt ở loại quả này là nó chỉ mọc trên thân gỗ. Khi chín, chúng có màu đỏ sẫm và có vị khá giống quả mận.

Trái Jabuticaba có tên thường gọi là nho thân gỗ. Mặc dù có kích thước tương đương với quả mận, nhưng ít ai ngờ loại quả Brazil này lại mang hương vị của những trái nho. Điều đặc biệt đáng chú ý ở loại quả này còn là thói quen phát triển kỳ lạ – mọc trên thân gỗ.

Quả cây thủy tùng

*

Hình dáng không mấy kỳ lạ, những điểm đặc biệt nhất của loại quả này chính bởi sự “mạo hiểm” khi ăn chúng. Tất cả bộ phận trên cây thủy tùng đều độc trừ quả. Tuy nhiên phần quả ngọt này chỉ ăn được thịt quả, còn hạt của chúng vẫn có độc và rất đắng.

Chôm chôm

*

Chôm chôm (danh pháp hai phần: Nephelium lappaceum) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này. Lông cũng là đặc tính cơ bản trong việc đặt tên của người Trung Quốc: hồng mao đan, hay của người Mã Lai: rambutan (trái có lông). Các nước phương Tây mượn giọng đọc của Mã Lai để gọi cây/trái chôm chôm: Anh, Đức gọi là rambutan, Pháp gọi là ramboutan…

Cây chôm chôm có thể cao 8 tới 10m, lá đơn, phiến lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, mọc cách. Lá nhỏ màu xanh non, khi già xanh đậm. Ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ. Hoa từng chùm ở đầu cành, đài từ 3 đến 5mm, tỏa mùi thơm dịu. Thời gian trái chín khoảng 15-18 tuần sau khi kết quả. Mỗi chùm đậu quả độ trên dưới 20 trái. Mỗi năm chôm chôm có 1 mùa trái, nếu chăm sóc có kĩ thuật có thể cho 2 mùa trái. Mỗi cây trưởng thành có thể cho thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60–70 kg).

Quả e-ki (ackee)

*

Ackee là một loại trái cây hình quả lê được tìm thấy ở vùng khí hậu ấm áp. Khi quả ackee chín, nó chuyển từ màu xanh lục sang đỏ tươi sang vàng cam và tách ra để lộ ba hạt lớn màu đen sáng bóng, mỗi phần được bao quanh bởi thịt mềm, trắng đến vàng.

Quả Ackee chín đã chuyển sang màu vàng đỏ và tự mở ra nhưng nếu bạn không đủ khôn ngoan để mở một quả chưa chín và nếm thử bên trong, bạn sẽ nhanh chóng trở thành nạn nhân của bệnh nôn mửa Jamaica, về mặt kỹ thuật được gọi là ngộ độc hypoglycin. Bạn có thể chết trong vòng một ngày.

Quả mít

*

Mít là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brazil. Mít thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh.

Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được. Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Mít có giá trị thương mại. Mỗi trái khá lớn hình bầu dục kích thước 30–60 cm x 20–30 cm. Vỏ mít xù xì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8).

Nó là một loại quả ngọt nhiệt đới. Ở vùng ôn đới thì mít thường bán trong dạng đóng hộp với siro nhưng sau này ở Mỹ và Âu châu cũng nhập cảng mít tươi.

Phật thủ

*

Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật.

Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam.

Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm.

Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt, nấu chè giống bưởi. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Nhưng cần lưu ý trong những ngày Tết bởi vì có rất nhiều người giả mạo loại quả này.

Vải

*

Vải còn gọi lệ chi là một loài thực vật có hoa thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Loài này được Son. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782.

Vải là cây thường xanh với kích thước trung bình, có thể cao tới 15–20 m, có lá hình lông chim mọc so le, mỗi lá dài 15–25cm, với 2-8 lá chét ở bên dài 5–10 cm và không có lá chét ở đỉnh. Các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó chuyển dần thành màu xanh lục khi đạt tới kích thước cực đại. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm.

Quả là loại quả hạch, hình cầu hoặc hơi thuôn, dài 3–4 cm và đường kính 3 cm. Lớp vỏ ngoài màu đỏ, cấu trúc sần sùi, không ăn được nhưng dễ dàng bóc được. Bên trong là lớp cùi thịt màu trắng mờ, ngọt và giàu vitamin C, có kết cấu tương tự như của quả nho. Ở giữa quả là một hạt màu nâu, dài 2 cm và đường kính cỡ 1-1,5 cm. Hạt – tương tự như hạt của quả dẻ ngựa – có độc tính nhẹ và không nên ăn. Quả chín vào giai đoạn từ tháng 6 (ở các vùng gần xích đạo) đến tháng 10 (ở các vùng xa xích đạo), khoảng 100 ngày sau khi cây ra hoa.

Quả Aguaje

*

Loại quả này hầu hết thường thấy ở vùng Amazon của Peru. Kích thước quả tương đương 1 quả trứng với những vảy màu tím bao quanh, bên trong thịt quả màu vàng cam sáng bóng. Quả Aguaje chứa rất nhiều dưỡng chất với các axit béo và hàm lượng vitamin A và C cao. Sử dụng để làm nước trái cây, mứt, kem, món tráng miệng hoặc các loại cocktail.

Xem thêm:

Chanh Thái

*

Chanh Thái (chanh Thái Lan), Trấp (Chấp, Giấp), Trúc (Chúc) thuộc chi Cam chanh, là một loài bản địa của Lào, Indonesia, Malaysia và Thái Lan, hiện được trồng rộng rãi trên thế giới để làm gia vị, hương liệu và mỹ phẩm. Lá của loại cây này, lá chanh kaffir là một gia vị đặc trưng trong ẩm thực Thái Lan, làm nên một trong những tinh hoa của nền ẩm thực này là món tom yum nổi tiếng toàn cầu, khiến cây hay được gọi nôm na thông dụng với tên cây “chanh Thái”. Tại Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi nhưng phổ biến như một loài cây đặc hữu vùng Bảy Núi, An Giang.

Quả cherimoya

*

Quả Cherimoya thuộc họ Na, có nguồn gốc từ dãy núi Andes giữa Argentina và Chile. Cherimoya là một trong những trái cây hiếm, được trồng chủ yếu ở Nam Mỹ. Quả xanh có hình dạng hình bầu dục và nặng khoảng 500 gram. Cơm quả Cherimoya mềm ngọt, có vị lai giữa dứa và chuối.

Cherimoya chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất tốt cho cơ thể. Trong y học, quả Cherimoya dùng để loại bỏ các yếu tố độc hại có trong cơ thể bệnh nhân. Ngoài ra, nó cũng giúp điều chỉnh huyết áp và cân bằng tốt nhịp tim.

Quả dứa dại

*

Quả dứa dại là một trong những nguồn dinh dưỡng chính ở Liên bang Micronesia (đảo nằm ở Thái Bình Dương). Ngoài ra, loại quả này còn có ứng dụng trong nha khoa.

Lá cây dứa dại có đặc điểm rất dài, khoảng từ 1m đến 2m. Chung mọc thành từng chùm ở đầu nhánh. Mép lá cây có nhiều gai nhọn, sắc và chính giữa có một đường gân chạy qua.

Cụm hoa của cây thuốc mang quả sẽ phát triển thành từng khối có hình dạng tựa quả trứng, có cuống và dài khoảng 15 – 25cm.

Quả cây dứa dại có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng cam rất bắt mắt. Quả hạch phẳng, góc cạnh và ở đỉnh tạo thành hình bướu, nhiều hốc, nhiều cạnh. Ở nhiều khuôn viên, người ta lựa chọn cây dứa dại cảnh để trang trí vườn tược thêm đẹp mắt.

Măng cụt

*

Măng cụt (danh pháp hai phần: Garcinia mangostana) hay còn được gọi là măng cụt tía, là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Nó cũng là loại cây nhiệt đới thường xanh cho quả ăn được, có nguồn gốc từ các đảo quốc Đông Nam Á. Nguồn gốc của nó là không chắc chắn do việc trồng trọt thời tiền sử rộng rãi. Nó mọc chủ yếu ở Đông Nam Á, tây nam Ấn Độ và các khu vực nhiệt đới khác như Colombia, Puerto Rico và Florida, nơi cây đã được giới thiệu. Cây cao từ 6 đến 25m (19,7 đến 82,0 ft). Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm, vỏ không ăn được. Ruột trắng ngà, mọng nước, hơi xơ và chia thành nhiều múi, có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút. Trong mỗi quả, phần thịt có mùi thơm ăn được bao quanh mỗi hạt là vỏ quả trong thực vật, tức là lớp bên trong của bầu nhụy. Hạt có hình quả hạnh và kích thước nhỏ.

Quả akebia

*

Loại quả này rất phổ biến ở Nhật Bản, vị của nó gần giống dâu rừng, thường được dùng trong các món tráng miệng. Ngoài ra, vỏ của quả Akebia cũng được sử dụng nhồi vào thịt để tạo hương vị.

Quả salak

*

Salacca zalacca là một loài cây thuộc họ Cau bản địa của Indonesia, Brunei và Malaysia. Tên gọi là Indonesia là Salak. Loài này có thân ngắn với lá dài đến 6m, mỗi lá có cuống dài 2m, trên đó có gai dài 15cm. Loài này được trồng làm cây cung cấp thực phẩm ở Bali, Lombok, Timor, Maluku, và Sulawesi.

Trái có múi mọc từ thân cây thành chùm, và đôi khi nó còn được gọi là trái vảy rắn/quả da rắn do vỏ của nó có cấu tạo vảy màu nâu đỏ. Nhân quả Salak có vị ngọt và có tính axit. Quả Salak (quả da rắn) dùng để ăn, quả ăn cảm giác giòn, mùi thơm ngọt cộng thêm chút vị chua nhẹ.

Quả tầm bóp

*

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata, tên thường gọi ở Việt Nam là cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc họ cà. Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, sống như cỏ dại.

Cây tầm bóp có thân thảo, cao khoảng 30-50 cm. Cây thường mọc dại ở đồng cỏ, đồng lúa, ven đường, các khu sườn dốc. Cây có nhiều cành rủ, phát triển mạnh trong môi trường đất màu mỡ, ẩm ướt và thoát nước tốt. Thân cây rỗng, có gân.

Quả na

*

Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, không dễ vỡ, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở.

Cây na cao cỡ 2–5 mét, lá mọc xen ở hai hàng; hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (thực ra mỗi múi là một quả), hạt trắng có màu nâu sậm. Hạt có chứa độc tố, có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.

Quả gấc

*

Gấc, là một loại cây thân thảo dây leo được trồng ở khắp các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Úc, bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam – nơi loài này lần đầu tiên được phát hiện. Gấc được biết đến với màu cam và màu đỏ đặc trưng do thành phần giàu beta-carotene và lycopene.

Horned melon (Tạm dịch: quả dưa gai)

*

Quả horned melon còn được gọi là quả kiwano, trông giống như dưa chuột. Chúng có nguồn gốc ở vùng châu Phi hạ Sahara. Hiện tại, quả kiwano khá phổ biến ở Mỹ.

Quả thanh long

*

Cây thanh long trông giống như xương rồng và chỉ nở hoa vào ban đêm. Thanh long phổ biến ở nhiều nước và nó có nguồn gốc từ Mexico. 

Quả hồng xiêm

*

Hồng xiêm hay còn gọi là lồng mứt, sa-pô-chê hoặc sa-bô-chê. Loại quả này có hương vị thơm, vị ngọt đậm đà.

Hãy cùng theo dõi video sau đây để biết thêm về các loại quả kỳ lạ trên thế giới nhé!