Các loại nấm rừng quý

      367

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại nấm quý hiếm, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua 5 loại nấm quý có giá trị kinh tế cao bao gồm nấm có thể trồng được và chưa trồng được

1. Nấm Mối

Đầu tiên để nói về mức phổ biến và đến hiện nay loại nấm này vẫn chưa trồng được, đó là Nấm mối có tên khoa học là Termitomyces albuminosus (đừng nhầm với nấm mối đen). Hoàn toàn mọc tự nhiên ở thời điểm giao mùa mưa và nắng (vào một thời điểm nhất định trong năm), phát triển được từ những chất do mối tiết ra.

Bạn đang xem: Các loại nấm rừng quý

*

Loại nấm này là nguồn thực phẩm vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại mang lại giá trị kinh tế cao. Nấm mối có thể dễ dàng tìm thấy ở một số Tỉnh phía Nam, Đông Nam Bộ. Đặc biệt ở một số vùng như Thành Phố Long Khánh, Bến Tre, Vĩnh Long.

Số lượng của loại nấm này ngày càng ít đi do sự tác động của con người dẫn tới thay đổi của khí hậu và môi trường sống.

Tìm hiểu kỹ hơn về nấm mối tự nhiên tại đây

2. Nấm Phục Linh Thiên

Nấm Phục Linh Thiên là loại nấm thường mọc ký sinh ở rễ cây thông và nằm sâu 20 – 30 cm ở dưới đất. Phục Linh Thiên phía mặt ngoài màu nâu đen và sần sùi, một số chỗ có thể nổi bướu. Loại nấm có 2 dạng: nấm màu trắng gọi là bạch linh; nấm màu hồng xám gọi là xích linh. Hiện nay ở nước ta, Phục Linh Thiên có thể tìm thấy tại Hoàng Liên Sơn.

*

Theo một số thông tin chưa chính thức, nấm Phục Linh Thiên có tác dụng phục thần, tăng cường sinh lực cơ thể và điều tuyệt vời là có khả năng ức chế các khối u. Lý do làm loại nấm này rất đắt là vì tác dụng chữa trị ung thư.

3. Nấm Đông Trùng Hạ Thảo

Đông trùng hạ thảo hiện nay đã được trồng rộng rãi tuy nhiên chỉ có thể giống với “đông trùng hạ thảo Tây Tạng” khoảng 50 – 60%, do đặc tính phát triển yêu cầu phức tạp nên tuy trồng được nhưng giá thành vẫn rất cao.

Xem thêm: Biệt Thự Lavila Kiến Á - Bán Nhà Biệt Thự, Liền Kề Lavila Kiến Á

*

Đặc điểm nhận dạng là thân nấm màu vàng có hình dạng như cọng cỏ (hạ thảo), nếu mọc trên thân con nhộng tằm gọi là “Nhộng tằm hạ thảo”, mọc trên thân con sâu gọi là “đông trùng hạ thảo”

Nấm này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng bệnh tim mạch và hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính

4. Nấm Tâm Trúc

Nấm Tâm Trúc còn có tên gọi khác là nấm nữ hoàng với tên khoa học là Dictyophora Indusiata thường mọc tự nhiên ở trong lòng đất. Sở dĩ loại nấm này có cái tên độc đáo như vậy là vì chúng có hình thù giống như chiếc khăn che mặt của phụ nữ.

*

Ở Việt Nam loại nấm này thường mọc ở các bờ ruộng, bờ tre, hoặc ven bờ sông. Theo các nhà khoa học chất chiết xuất từ loại nấm Tâm Trúc giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh như: ung thư vú ở nữ giới, có thể chữa bệnh gout và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể,… Loại nấm này vì mọc rất ít và đơn lẻ nên cũng chua định giá được

Được biết, việc chế biến nấm Khăn Xếp yêu cầu những đầu bếp lành nghề, bởi chúng cũng là một loại “đặc sản chết người” như cá Nóc.

5. Nấm Thượng Hoàng

Nấm Thượng Hoàng có tên gọi khác là nấm Hoàng Sơn, tên khoa học là Phellinus linteus, loại nấm này có màu vàng thuộc giống nấm quý trong tự nhiên và hiện nay đã được nhân giống nuôi trồng trên diện rộng. Nhưng giá thành cũng không hề rẻ chút nào trong khi đã được nuôi trồng.

*

Nấm Thượng Hoàng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư đặc biệt là ung thư vú, ngoài ra chúng còn có khả năng loại bỏ đường huyết trong máu, ngăn ngừa mỡ thừa ở các bộ phận, giúp cơ thể được thanh lọc và điều hòa huyết áp.

Tìm hiểu kỹ hơn về Nấm thượng hoàng tại đây

Ngoài ra còn có nhiều loại nấm quý hiếm khác trên thế giới, nếu liệt kê tất cả ra mọi người sẽ bị rối gây khó nhớ. Nên bài viết này chỉ liệt kê những loại nấm hiện có ở Việt Nam (có thể được nuôi trồng hoặc mọc tự nhiên).


*

Mình từng là sinh viên ngành Công Nghệ Thông Tin nhưng với niềm đam mê trồng nấm, mình đã thành lập Website này để chia sẻ kinh nghiệm thực tế, nhằm giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực này.