Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 của thành phố hà nội

      317

Một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) vào thực hiện việc giải quyết TTHC, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của mỗi cơ quan, đơn vị.

Bạn đang xem: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 của thành phố hà nội


DVCTT bao gồm dịch vụ công hành chính trực tuyến và những dịch vụ khác của các cơ quan nhà nước cung cấp cho các tổ chức, cá nhân dựa trên mạng internet. Dịch vụ công trực tuyến có 4 mức độ tương ứng với mỗi dịch vụ khác nhau:

DVCTT mức độ 1là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về những TTHC và các văn bản có liên quan đến những quy định về TTHC đó.

DVCTT mức độ 2là bao gồm DVCTT mức độ 1 cho phép người dân tải các mẫu văn bản về để khai báo và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Các hồ sơ đó sau khi hoàn thiện sẽ được gửi trực tuyến đến các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước cung cấp dịch vụ.

DVCTT mức độ 3là bao gồm DVCTT mức độ 2, cho phép người dân điền và gửi các mẫu văn bản trực tuyến đến các cơ quan, tổ chức nhà nước cung cấp dịch vụ. Trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ, các giao dịch sẽ được thực hiện trên môi trường mạng internet. Người dân sẽ nhận kết quả và thanh toán lệ phí nếu có trực tiếp tại cơ quan và tổ chức nhà nước cung cấp dịch vụ.

DVCTT mức độ 4là bao gồm DVCTT mức độ 3, cho phép người dân thanh toán trực tuyến lệ phí nếu có. Việc trả kết quả cho người dân sẽ được trả trực tuyến hoặc gửi trực tiếp qua đường bưu điện cho người dân.

Xem thêm: Làm Giấy Phép Kinh Doanh Ở Đâu ? Cần Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Cửa Hàng

*

Trang chủ Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Hà Nam​

Hiện nay, Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Hà Nam cung cấp 2.067 bộ TTHC, trong đó DVCTT mức độ 4 là 904, đạt 43,73%, DVCTT mức độ 3 là 964, đạt 46,64%, DVCTT mức độ 2 là 199, đạt 9,63%. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử đã có sự tăng lên rõ rệt: Năm 2020, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến là 10.998/228.091 đạt 4,82%. 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến là 13.680/106.434 đạt 12.85%.

Cùng với đó, việc gửi hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận 106.434 hồ sơ và chuyển trả kết quả 3.726 hồ sơ qua dịch vụ BCCI. Trong đó chủ yếu là TTHC của Sở Tư pháp, Sở Giao thông Vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông ở các lĩnh vực như cấp đổi giấy phép lái xe, cấp phiếu lý lịch tư pháp... Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, giảm thiểu chi phí, thời gian đi lại, được tổ chức, cá nhân đánh giá cao. Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC qua dịch vụ BCCI trên địa bàn tỉnh đều hài lòng với sự phục vụ của đội ngũ nhân viên bưu điện trong việc hướng dẫn quy trình tiếp nhận hồ sơ cũng như trả kết quả giải quyết TTHC. Hiện nay, UBND tỉnh chưa nhận được ý kiến phản ánh, kiến nghị nào của tổ chức, cá nhân khi thực hiện giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, dự báo còn kéo dài, việc thực hiện TTHC theo hình thức trực tuyến và gửi nhận kết quả qua dịch vụ BCCI là một giải pháp hiệu quả để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp, tránh lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

Mặt khác, với việc sử dụng hình thức nộp hồ sơtrực tuyến thông qua DVCTT mức độ 3, 4, người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC với cơ quan nhà nước xuyên suốt 24 giờ/ngày tại bất cứ địa điểm nào có kết nối internet. Người nộp hồ sơ có thể được cung cấp kịp thời và chính xác thông tin về trạng thái xử lý hồ sơ giải quyết TTHC đầy đủ và chi tiết. Đặc biệt, đối với DVCTT mức độ 4, người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp các khoản phí, lệ phí thông qua thanh toán điện tử trên môi trường mạng, nhận kết tại nhà nếu có nhu cầu mà không cần phải đến trực tiếp các cơ quan nhà nước hay Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp.

Việc đẩy mạnh cung cấp và sử dụng DVCTT để giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tạo sự hài lòng của tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số như mục tiêu của Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ đã đặt ra.