Báo cáo ngành logistics việt nam 2016

      934

Báo cáo ngành logistics Việt Nam trong năm 2018 nhận định: Logistics Việt Nam năm 2018 phải đối đầu với nhiều thách thức lớn. Và để giải quyết các vấn đề đó là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên nếu biết tận dụng và biến thách thức thành cơ hội. Thì 2018 sẽ là năm đại thành công của Logicstics Việt Nam.

Bạn đang xem: Báo cáo ngành logistics việt nam 2016

*

Báo cáo ngành logistics Việt Nam 2017

Báo cáo ngành logistics Việt Nam năm 2018 chỉ ra rằng: Các chỉ số, đặc biệt là chi phí logistics Việt Nam gấp đôi với các nước phát triển. Cụ thể:Tình hình cuối năm 2017 đầu năm 2018

Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics việt nam 2017 còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam còn chưa cao so với doanh nghiệp các nước trong khu vực và thế giới….

Báo cáo ngành logistics việt nam, Logicstics Việt Nam so với thế giới

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tổng chi phí logistisc của Việt Nam năm 2016 là 40,3 tỷ USD, tương đương 20% GDP. Doanh thu của 100 công ty logistics hàng đầu Việt Nam năm 2016 là 8,74 tỷ USD , tốc độ tăng trưởng đạt 15,6%. Số lượng doanh nghiệp logistics hiện khoảng 3.000 doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chi phí vận tải cao cũng là một yếu tố tác động đến chi phí logistics trong nước. Chi phí này đang chiếm 30%-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.

Một chi phí khác mà theo đánh giá của Chủ tịch VLA là rất lãng phí, đó là chi phí kiểm tra liên ngành. Mỗi năm, doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng cho kiểm tra hàng hóa. Trong đó, tỷ lệ hàng hóa làm thủ tục kiểm tra 2-3 lần chiếm đến 58%.

Vấn đề được đặt ra trong báo cáo ngành logistics Việt Nam 2018

Báo cáo ngành logistics việt nam 2017 bộ công thương nhận định rằng: Giải bài toán chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này lại không hề đơn giản khi đang có quá nhiều yếu tố chi phối vấn đề này. Chỉ đơn cử trong lĩnh vực vận tải nội địa, đã có thể chỉ ra hàng loạt yếu tố phát sinh chi phí như: chi phí nhiên liệu, lệ phí cầu đường, thiếu sự kết hợp vận chuyển hàng hóa hai chiều, chi phí phát sinh do tắc nghẽn tại cảng, tắc nghẽn giao thông đường bộ…Báo cáo thị trường logistics VN tại nước ngoài

Tại nước ngoài, chính phủ các nước tiến hành giảm thiểu chi phí để tăng cạnh tranh trong ngành logistics. Trong khi ở Việt Nam, dù có nhiều cảng biển nước sâu và sân bay trung chuyển thuận lợi. Nhưng năng lực vận tải biển còn yếu kém, dẫn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải thuê ngoài để vận chuyển. Như vậy, các doanh nghiệp vừa phải chịu phí trung chuyển, vừa phải trả phí vận tải quốc tế.

Cũng tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia – Ngân hàng Thế giới (WB) thông tin: Dù tăng trưởng xuất khẩu đã tăng mạnh, nhưng Việt Nam vẫn chỉ thực hiện những công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, kết quả xuất – nhập khẩu vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI (chiếm đến 70% tổng giá trị). Trong khi chi phí xuất – nhập khẩu của Việt Nam vẫn cao hơn mức bình quân của khối ASEAN. Chi phí logistics của Việt Nam chiếm 18% tỷ trọng GDP, cao gần gấp đôi các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu 14%.

Tổng kết báo cáo ngành logictics VN 2017

Theo đó, tổng kết báo cáo ngành logistics Việt Nam 2018 chỉ ra rằng: "Thứ hạng của Việt Nam theo chỉ số năng lực logistics (LPI) đã giảm từ hạng 48 vào năm 2014 xuống hạng 64 vào năm 2016. Điều này chứng tỏ các nền kinh tế khác đang có sự thăng tiến nhanh hơn nhiều so với Việt Nam, đồng nghĩa với việc Việt Nam đang mất đi lợi thế cạnh tranh", ông Dione cho biết.

Giải pháp nào để ngành logistics Việt Nam "cất cánh"?

Để thúc đẩy phát triển thị trường logistics việt nam 2018 của Việt Nam trong thời gian tới, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Tuấn Anh đề xuất: Cần nhìn nhận, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại trong hoạt động logistics của Việt Nam ở cả ba cấp, từ Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, địa phương đến các hiệp hội, doanh nghiệp trong thời gian vừa qua cũng như những vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính cần tháo gỡ.

Bên cạnh đó, cần coi logistics là một ngành "dịch vụ cơ sở hạ tầng" đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, cần nghiên cứu trao đổi đưa ra các biện pháp tăng cường hơn nữa việc phối hợp xây dựng. Đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, các trung tâm logistics và hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng bền vững trong mối liên kết các vùng kinh tế trọng điểm và các hành lang kinh tế của nước ta một cách đồng bộ, kết nối được với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Song song với đó, báo cáo về logistics cũng chỉ ra rằng: cần đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp trong hoạt động logistics sẵn sàng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia – Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra 4 đề xuất được xem là cần ưu tiên để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam, đó là: Tăng cường kết nối; Tăng cường tạo thuận lợi thương mại; Tăng cường sự phối hợp, cộng tác liên ngành với doanh nghiệp. Và đồng thời theo dõi và đo lường tiến độ cải cách.

Tổng kết báo cáo ngành logictics Việt Nam trong năm nay, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM đề xuất: trong các giải pháp cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thì việc tiếp tục giảm chi phí cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí công đoàn, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí trợ cấp thất nghiệp… thì chi phí hậu cần logistics cũng cần phải được cắt giảm hiệu quả.

3 kiến nghị để ngành logistics Việt Nam phát triển 2018

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình, dù trước đó, Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Quốc Bình vẫn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao và phát triển ngành logistics đầy tiềm năng trong bảng báo cáo ngành logictics Việt Nam 2018. Cụ thể:

Đầu tiên, cần xác nhận logistics là ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm và tiến hành quản lý tập trung logistics như các quốc gia khác bằng cách giao cho một ban ngành.

Thứ hai, phải quan niệm logistics là bài toán vĩ mô chứ không chỉ là bài toán địa phương. Một vấn đề cần giải quyết tiếp theo đó là xây dựng đồi tàu viễn dương để giành lại vị trí của Việt Nam trong khu vực, giảm chi phí các doanh nghiệp phải chi để thuê đội tàu nước ngoài.

Cuối cùng là xây dựng đường cao tốc Bắc Nam để hộ trợ việc trung chuyển, vận chuyển tới các vùng và cảng. Đồng thời phát triển logistics tại các vùng từ đó hình thành logistics tập trung quốc tế.

Xây dựng Báo cáo Logistics Việt Nam 2018

Sau Báo cáo Logistics Việt Nam 2017, Bộ Công Thương đang tiến hành thu thập thông tin để tiếp tục xây dựng Báo cáo Logistics Việt Nam 2018

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Bộ Công Thương đã xây dựng Báo cáo Logistics Việt Nam 2017.

Để có thông tin đánh giá sát thực nhằm xây dựng Báo cáo Logistics Việt Nam 2018, Bộ Công Thương đang thu thập thông tin, lấy ý kiến của các doanh nghiệp, các bên liên quan về các dịch vụ liên quan đến logistics.

Cụ thể, Bộ Công Thương thực hiện cuộc khảo sát nhằm đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài. Chương trình khảo sát này nhằm mục đích thu thập thông tin phục vụ cho việc biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 về thực trạng sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Đồng thời, khảo sát, lấy ý kiến các đơn vị về thực trạng nguồn nhân lực logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 cho thấy, thị trường logistics đạt trung bình khoảng 8.000 tỷ USD/năm trong hai năm gần đây, tương đương khoảng 11% GDP thế giới.

Năm 2017, giá trị thị trường ước đạt khoảng 9.000 tỷ USD, trong đó 4 công ty lớn nhất thế giới là Ceva Logistics, DHL, FedEx, và UPS chiếm 15% tổng doanh thu toàn cầu.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử và ngành công nghiệp tự động hóa là những yếu tố chính thúc đẩy thị trường logistics toàn cầu trong năm 2017.

Xem thêm: Lịch Sử Phố Cổ Hội An Hình Thành Thế Nào? Lịch Sử Phố Cổ Hội An

Các lĩnh vực sử dụng dịch vụ logistics trên quy mô lớn trên toàn cầu bao gồm: bánlẻ, vận tải, sản xuất, truyền thông, giải trí, ngân hàng và tài chính, viễn thông và hoạtđộng của chính phủ (các tiện ích công cộng).

Báo cáo cũng nhận định, nhìn chung, lĩnh vực logistics thế giới sẽ chuyển dịch trọng tâm về các thị trường đang phát triển tại châu Á. Đầu tư vào công nghệ và con người là sẽ yếu tố quyết định sự phát triển của lĩnh vực logistics trong tương lai.

Vận tải đường bộ và logistics đường bộ chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường vận tải toàn cầu, chiếm hơn 74% về giá trị.

Nếu tính riêng vận tải hàng hóa đường hàng không, thì doanh thu năm 2017 ước đạt khoảng 50 tỷ USD, vẫn thấp hơn so với mức trung bình 40 tỷ USD đã đạt được trong 5 năm đầu của thập niên này.

Vận tải đường sắt thế giới tăng trưởng khoảng 8% trong giai đoạn năm 2011-2016 và đạt khoảng 390 tỷ USD vào năm 2017. Logistics ngành đường sắt dự báo tăng trưởng trung bình 3,58%/năm giai đoạn năm 2017-2021

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, có quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm.

Chuỗi giá trị của logistics tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào giao nhận, vận tải nội địa, khai thác cảng biển và cảng hàng không, lưu kho bãi, quản lý hàng hóa và vận tải quốc tế.

Hiện nay tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics theo khảo sát của VLA là khoảng hơn 3000 doanh nghiệp trong đó 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty Trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân là 10%.

NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Hiện nay Đức là quốc gia đứng đầu thế giới về hiệu quả hoạt động logistics, được đo lường thông qua chỉ số LPI.

Trong các hoạt động vận tải quốc tế, vận tải đường biển luôn là phương thức chính, chiếm hơn 90% sản lượng hàng hóa thương mại thế giới. Ngành công nghiệp vận tải container đạt kết quả không mấy khả quan do mất cân bằng cung cầu kéo dài. Trong khi đó, vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế có xu hướng tăng nhẹ sản lượng qua các năm. Thị trường dịch vụ kho bãi có xu hướng ngày càng mở rộng do nhu cầu gia tăng.

Tại Việt Nam, ngành logistics có quy mô ngày càng tăng. Tuy nhiên, tiềm năng ngành vẫn chưa được khai thác hết, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng dưới ¼ nhu cầu logistics. Việt Nam đứng thứ 64/160 nước và nằm trong top giữa của khối ASEAN theo xếp hạng chỉ số LPI.

Hoạt động vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu toàn ngành logistics. Sản lượng vận chuyển hàng hóa quý 1/2018 ước tính đạt xxx.x triệu tấn, tăng 8.8% so với cùng kỳ 2017. Vận tải đường bộ đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn nhất toàn ngành. Vận tải đường sắt có sản lượng hàng hóa thông qua liên tục giảm trong các năm qua. Vận tải đường biển ước đạt xx.x triệu tấn, tăng 3.9% so với cùng kỳ.

Ngành logistics Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức như thách thức về rủi ro cạnh tranh khi việc gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu khiến logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động logistics luôn tiềm ẩn những rủi ro từ bên trong tổ chức và các yếu tố bên ngoài như các rủi ro trong quá trình vận chuyển, phân phối thuê ngoài, quản lý nguồn nhân lực, nhà cung cấp,… VIRAC dự báo giai đoạn 2018- 2020, đường bộ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng thấp và vẫn là loại hình vận tải chiếm doanh thu lớn nhất. Ngành cảng biển tiếp tục tăng trưởng tốt.

Giảm chi phí logistics, phải ứng dụng công nghệ

Logistics Việt Nam & những lợi thế về vị trí địa lý

Mọi nhu cầu về tư vấn các giải pháp quản lý và tối ưu vận tải, quản lý đội xe, điêu xe, điều tài... quý vị liên hệ với DVMS ( This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. | 02836028937 ) để có được lời giải tối ưu nhất cho quý doanh nghiệp.

Lập trình ứng dụng di động, kinh tế chia sẻ, Mạng Xã Hội, Blockchain, Bigdata, Chuyển đổi số, kinh tế số DVMS chuyên: * Gia công phần mềm, ứng dụng di động, website,... * Tư vấn và xây dựng ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng Vận Tải Thông Minh, Thực Tế Ảo, phần mềm quản lý,... * Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,... * Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,... * Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn Giải Pháp CNTT cho doanh nghiệp, start-up, tư vấn chuyển đổi số,... * Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, Big data, Mạng Xã Hội,... * Đào tạo chuyển đổi số, xây dựng và chuyển giao đội ngũ công nghệ thông tin cho doanh nghiệp và start-up,...

Mời quý vị tham khảo hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>

Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách và kính chúc quý khách tràn đầy năng lượng!

Có thể bạn quan tâm:

Điều hành hãng xe công nghệ, ứng dụng đặt xe trên smartphone tương tự Uber, Grab,...

Bạn cần xây dựng ứng dụng tìm và đặt xe, phương tiện giao thông... như Uber, Grab ?

DVMS đã có kinh nghiệm thực tế triển khai các hệ thống quản lý điều hành và đặt xe ... trên smartphone cho khách hàng trong và ngoài nước từ 2013 tới nay.

Các hệ thống app mà chúng tôi phát triển đều sử dụng native app cho từng hệ điều hành smartphone ( iOS , Android, Blackberry, Windows Phone ... ) và các thuật toán riêng của DVMS nghiên cứu phát triển vì vậy được khách hàng đánh giá cao về độ ổn định, bảo mật và tốc độ rất tốt, chính xác...

Xem mô tả và link download tại đây >>

MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM | Tư vấn, xây dựng, chuyển giao & đồng hành

Xem mô tả chi tiết hơn tại đây >>

Tự động nhắc bảo dưỡng xe, thay nhớt... trên điện thoại và nhiều tiện ích khác cho người lái xe ô tô và xe máy.

Driver Plus cho phép bạn cài đặt để điện thoại hoặc máy tính bảng nhắc nhở bạn sắp tới ngày cần bảo dưỡng xe, sắp phải thay nhớt...

Quản lý mọi vấn đề liên quan tới xe của bạn, như thông tin ngày mua, số xe, loại xe, lịch sử thay nhớt, đổ xăng, nơi thay nhớt, nơi đổ xăng...

Chỉ cần mở Driver Plus lên là bạn dễ dàng Tìm nơi sửa xe, garage, tìm đại lý chính hãng gần nơi bạn đứng nhất. ứng dụng sẽ tự tìm theo hãng xe mà bạn đang đi. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng Driver Plus để tìm cây xăng, trụ ATM, nơi đang có khuyễn mãi giảm giá... xung quanh khu vực bạn đang đứng...

Driver Plus giúp bạn ghi lại toàn bộ các lần đổ xăng , thay nhớt, thay và sửa chữa linh kiện xe. các thông tin như nơi thực hiện những việc đó, thời gian, chi phí... giúp bạn thống kê lại toàn bộ chi phí cho xe của bạn. phần thống kê có thể xuất ra file excel dạng .csv để bạn xem trên máy tính hoặc các thiết bị khác.

Driver Plus xuất bản phiên bản đầu tiên lên Google Play từ 2014.

Cài đặt ứng dụng và sử dụng miễn phí, an toàn khi sử dụng trên Google Play, tại đây >> hoặc: Tải file APK tại đây >> hoặc cài qua mã QRCODE dưới

*

* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...

Có thể bạn quan tâm:

Bằng cách đăng ký kênh và chia sẻ bài, bạn đã cùng DVMS chia sẻ những điều hữu ích