Ăn quả trứng cá có tốt không

      284

Đã xa rồi cái thời một ngàn đồng mua được đầy một tô bún riêu còn năm trăm đồng thì mua được chén chè hoặc năm viên kẹo. Những năm như thế, ở quê tôi người ta hái trái trứng cá chín để đầy bọc – loại bọc nhỏ nhất – và bán cho học sinh với giá năm trăm đồng. Tất nhiên, buổi trưa nào đi học về tôi cũng mua một bọc để ăn và hôm nào người ta bán hết sớm thì tiếc ngơ tiếc ngẩn

Thật ra, những năm ấy cây trứng cá mọc nhiều lắm. Cứ cách năm, bảy nhà là có một cây mà vẫn không sao đủ cho lũ trẻ quê tôi quằng, thọc, kéo… và bẻ ăn cho bằng được. Chỉ những nhà nào rào cây lại thì mới hái được nhiều trái chín để bán (vậy mà cũng vài lần chúng tôi leo rào, hái trộm!).

Bạn đang xem: Ăn quả trứng cá có tốt không

Bẻ một nhành cây, nhành cây trứng cá

Để khi vô trường chia trái cho nhau” (1).

(Nhành cây trứng cá)

Với trẻ con thời ấy, trái trứng cá nó ngon làm sao! (có lẽ vì quà bánh thời ấy chưa đa dạng như bây giờ!).

Thế rồi, không lâu sau, nhiều người đồn rằng có ai đó ăn trứng cá bị sâu chui vào bụng và bác sĩ mổ ra con sâu to lắm, thế là cả xóm tôi đều sợ và chặt bỏ hết. Bây giờ, vẫn còn vài cây trứng cá mọc cạnh bờ sông nhưng thỉnh thoảng mới có một vài người hái ăn chơi.

Nếu hỏi cây trứng cá có điều trị bệnh gì không, người ta đa phần lắc đầu. Một vài người thì bảo nghe báo đài nói nó có tác dụng gì đó mà không nhớ nữa. Vậy, cây trứng cá, quả trứng cá có những công dụng gì?


Mục lục hiện

Quả trứng cá – nguồn chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời

Quả trứng cá to bằng đầu ngón tay, tròn căng, đỏ mọng lúc chín rục còn lúc vừa chín tới thì vàng bóng, ăn vào ngọt ngây với hương thơm mùi mẫn.

Không biết có ai đã từng một thời trẻ con, tách hạt nó ra, để lên hai đầu móng tay rồi “giết” cho nó kêu nghe chơi không nhỉ?. Và ai đã từng ăn trứng cá suốt ngày đến đổ rèn con mắt?

Thế nhưng, theo một báo cáo nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Pharmacognosy Journal thì trái trứng cá là nguồn chống oxy hóa, chống viêm tuyệt vời và hoàn toàn lành tính. Theo các nhà nghiên cứu, chiết xuất methanolic từ trái trứng cá có tác dụng chống viêm tương đương với thuốc Indomethacin (6).


*

Công dụng của quả trứng cá


Rễ và lá cây trứng cá điều trị bệnh

Theo Võ Văn Chi trong công trình Cây thuốc An Giang, rễ và lá cây trứng cá được dân gian dùng để điều trị các bệnh về gan và giúp lợi kinh, điều kinh (3).

Xem thêm: Top 10 Game Hay Cho Windows Phone 2020 Không Thể Bỏ Qua, Download Game

Mặt khác, tiềm năng làm thuốc của rễ và lá trứng cá cũng được nghiên cứu qua nhiều thí nghiệm, trong đó có một số hoạt tính đáng chú ý như:

Giảm đau, giảm viêm và hạ sốt (từ lá): Theo tạp chí Journal of natural medicines, kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy chiết xuất nước từ lá trứng cá khô có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn, kháng viêm và hạ sốt (4).

Chống oxy hóa và chống ung thư (từ lá): Theo tạp chí The American Journal of Chinese Medicine, chiết xuất nước và methanol từ lá trứng cá có tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư (trên tế bào ung thư vú dòng MCF – 7, ung thư cổ tử cung HeLa, ung thư bạch cầu HL – 60, ung thư đại trực tràng HT – 29 và tế bào ung thư dòng K562). Hơn thế nữa, các chiết xuất này chỉ gây độc trên tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào bình thường. Do đó, lá trứng cá được xem là dược liệu an toàn (5).

Chống ung thư (từ rễ): Theo tạp chí Journal of natural products, chiết xuất từ rễ cây trứng cá cũng có hoạt tính chống ung thư dòng P – 388 (7).

Về cây trứng cá

Cây trứng cá, hay còn gọi là cây mật sâm, có tên khoa học là Muntingia calabura, thuộc họ Trứng cá: Muntingiaceae (2).

Cây trứng cá thường mọc tự nhiên ven các bờ sông, thân cây cao to và các lá thì nhám rích, được dùng để lấy gỗ, lấy bóng mát và trái để ăn chơi.

Lưu ý

Mặc dù trái trứng cá chín có mùi rất thơm và vị rất ngọt nhưng lại hay bị dòi, nhất là vào mùa mưa. Vì vậy, khi hái ăn, nên chọn những quả vừa chín tới và xem kỹ trước khi ăn.Ăn quá nhiều trứng cá sẽ gây nóng trong người, sinh ra mụn nhọt. Ngoài ra, trẻ con đang bị ho cũng không nên ăn.
Nguồn tham khảo
Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Uỷ ban khoa học – kỹ thuật An Giang, 1991, trang 106.